Tư vấn chọn mua nhà cấp 4 và kinh nghiệm mua bán nhà TpHCM
Bạn cũng không nên dùng chiêu “bất cần không mua căn này thì mua căn khác do tôi không gấp, anh chị cần bán gấp thì gọi cho tôi tôi đợi”. Bạn nên nhớ “Trâu” sẽ không đi tìm “cọc” mặc dù “Trâu” đang rất cần “Cọc”. Nếu bạn dùng chiêu này thì có thể bạn sẽ bị người khác mua trước, vì những nhà này thường giá rẻ và nhiều người xem.
Mẹo chọn mua nhà cấp 4 theo phong thủy
1. Phía đối diện ngôi nhà
Ngôi nhà đối diện với mảnh đất mở về phía trước rất tốt, có ý nghĩa mở ra một tương lai tươi sáng. Chúng ta có thể lấy ví dụ như Nhà Trắng ở Washington với bãi cỏ rộng ở mặt trước, hay tòa nhà Biltmore ở Asheville, Cazolina. Ngược lại, nếu căn nhà bị choáng ngợp bởi cây cối cũng không tốt. Nếu có cây lớn trước nhà, hay cây bụi sát nhà, trong phong thủy, nghĩa là, chặn mọi cơ hội tốt đẹp đến với gia chủ. Bạn có thể di dời những cây này tới trồng ở vị trí khác.
2. Thế đất và hình dáng của khu đất
Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt.
Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành. Ngược lại, đằng sau hẹp hơn, thấp hơn, sẽ tạo ra sự mất mát, khó khăn.
3. Lịch sử của ngôi nhà
Chọn mua một ngôi nhà mới là lựa chọn tốt nhất. Nếu mua lại, người bán nhà vừa mới được thăng chức, trúng xổ số, và chuyển đến một ngôi nhà mới khang trang hơn là rất may mắn, tốt về phong thủy và tạo ra những năng lượng tích cực.
Nhà được bán từ một người mới ly hôn, bị tịch thu nhà, hay mắc một loại bệnh nguy hiểm thực sự không tốt. Mua một ngôi nhà như thế, có nghĩa là bạn đã mua những rắc rối vào mình. Có thể, những yếu tố về địa hình hay thế đất đã tạo nên khó khăn cho gia chủ
4. Sự bố trí từ phòng ngủ cho tới phòng tắm
Nhìn vào sự bố trí từ phòng ngủ cho tới phòng tắm, chúng ta có thể đánh giá sự tốt, xấu của phong thủy ngôi nhà. Phòng ngủ bên trên gara, bếp, phòng giặt khô, hay không gian trống phía dưới; phòng tắm bên trên phòng ăn hoặc bếp; phòng ngủ chung tường với toa lét là những điều không tốt. Điều này có thể gây ra ốm đau, bệnh tật cho những người sống trong đó.
Những kiểu nhà cấp 4 có phong thủy xấu không nên mua
1. Nhà nằm ở trên dốc hoặc dưới dốc
Nhà ở không nên ở trên dốc, hoặc dưới dốc. Nhà trên dốc sẽ tạo cảm giác chênh vênh không an toàn, dễ xảy ra tai nạn. Nhà dưới dốc thường tích tụ âm khí (tà khí) sát khí hay tổn thất nhân đinh (mất người). Mặt khác, nhà nằm ở trên hay dưới dốc đều không thuận lợi cho việc luân chuyển của sinh khí trong nhà. Nếu cửa chính ngôi nhà chiếu thẳng dốc thì gia sản bị tiết lậu (mất của) người nhà dễ bị li tán.
2. Nhà bị đường chính đâm thẳng vào
Nhà ở không nên bị trục đường cái chiếu thẳng vào, tạo thành luôn xung sát mạnh đi thẳng trực diện vào nhà, không có lợi cho sức khỏe, phong thủy học gọi đây là Trực Xung sát. Khi cổng ngôi nhà bị con đường đâm thẳng vào, đường càng to càng dài thì càng nguy hiểm. Xe cộ càng nhiều thì tai họa càng lớn. Phong thủy gọi là “Hổ ốc khẩu” (nhà miệng cọp). Khó ở yên được trong ngôi nhà đó.
3. Nhà có minh đường nhỏ hẹp
Minh đường nhỏ hẹp, như một đường kẻ vạch. Theo phong thủy hình thế “đường kẻ” này tạo ra luồng khí sát, không thể tụ khí vì vậy ngăn giàu có vào trong nhà, nếu nhà có minh đường bằng phẳng, hình vuông vức, rộng lớn, gia đình phúc lộc đầy đủ.
4. Nhà ngõ cụt
Kỵ nhất là đường đi quá hẹp, ngõ cua gấp khúc,… lại ở ngõ cụt gây cảm giác bức bối, bất tiện cho sinh hoạt. Ở lâu sinh ra tính ích kỷ, cô độc, trầm cảm.
5. Nhà ở bên cạnh hay gần đường sắt
Như chúng ta biết tốc độ của xe lửa rất nhanh, khi đó sẽ tạo ra một luồn khí quẫn xoáy rất mạnh và nhanh, thêm vào đó tiếng ồn do xe lửa phát ra cũng rất to làm cho người ở trong nhà không thể yên ổn, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, phong thủy học gọi đây là Thanh sát.
Đọc tới đây có lẽ bạn đã nắm được những bước cơ bản khi chọn mua nhà cấp 4 phù hợp rồi phải không nào. Tuy nhiên muốn mua được căn nhà với giá rẻ, bạn cần biết cách thương lượng giá. Hãy theo dõi phần sau để biết cách thương lượng giá khi mua nhà.
>> Nhà cấp 4
Phương pháp thương lượng giá để mua được nhà với giá tốt nhất
Tình huống 1: Bạn là người mua nhà và đến thương lượng mua căn nhà bạn thích nhưng chủ nhà không cần bán gấp.
Tình huống này thì hơi khó cho bạn để thương lượng cho được cái giá như ý. Nhưng nếu bạn khéo léo thì cũng có thể bớt giá được.
Trước hết bạn phải nhận định giá họ rao có cao hơn thị trường hay không? Thông thường người không cần bán gấp thì giá rao luôn cao hơn thị trường. Ở tình huống này chắc chắn bạn không thể đòi hỏi mua được giá rẻ mà chỉ cần thương lượng để mua được giá hợp lý với thị trường. Trong tình huống này trước khi thương lượng bạn cần nắm bắt thị trường trong khu vực để có được những BĐS so sánh, từ đó làm căn cứ tác động lên chủ nhà, cho họ biết BĐS của họ đang bán với giá cao hơn những BĐS khác trong khu vục.
Bạn nên tránh những sai lầm trong thương lượng như việc chê bai BĐS của họ. Nếu có thì bạn chỉ cần nêu sơ sơ về những điểm yếu quan trọng của BĐS ví dụ như nhà tóp hậu, ngã ba đâm, Cột điện, cống trước nhà,… chỉ nên nêu ra và coi đó là đặc điểm để bớt giá chứ đừng tỏ vẻ chê bai khó chịu.
Phương pháp mang theo tiền hoặc nói với chủ nhà là mình sẽ đặt cọc ngay khi họ đồng ý giá cũng có thể hiệu quả trong tình huống này.
Nếu bạn nôn nóng được thương lượng hoặc theo dõi ý chủ nhà thì bạn có thể dùng cách nhờ người khác vào thương lượng, nhưng những người đó yêu cầu phải thương lượng với giá thấp hơn nhiều với giá của bạn muốn mua. Làm như vậy thì chủ nhà dần dần sẽ quen với khoảng giá của khách hàng lúc đó mình vào thương lượng giá cao hơn một ít thì sẽ có khả năng họ bán.
Tình huống 2: Bạn là người mua nhà và đến thương lượng với chủ nhà đang cần bán nhà gấp.
Làm sao bạn biết chủ nhà đang cần bán nhà gấp? Cái này khi tiếp xúc với chủ nhà bạn chỉ cần để ý một vài chi tiết và đưa ra vài câu hỏi bạn sẽ biết. Ví dụ bạn hỏi nhà này có đang thế chấp ở đâu không? Nguyên nhân vì sao bán nhà? Để ý đến sự nhiệt tình của chủ nhà đối với bạn. Hoặc nếu bạn mua nhà qua môi giới thì bạn nên nhờ người môi giới tìm hiểu là nhanh nhất.
Nếu bạn biết chủ nhà đang cần bán nhà gấp thì việc thương lượng sẽ dễ dàng hơn, bạn sẽ chủ động hơn để đưa ra giá. Nên nhớ mọi người hay sai lầm rằng cứ tìm ra điểm yếu của BĐS để dựa vào đó nói với chủ nhà và chèn ép họ bớt giá. Bạn không nên như vậy, BĐS rao bán cũng là một món hàng hóa, tuy nhiên ít ai thích người khác chê hàng hóa của mình dù nó như thế nào đi nữa. Việc chê bai sẽ làm chủ nhà khó chịu và suy nghĩ không tốt về bạn, làm ảnh hưởng đến việc giao dịch sau này của bạn, và thậm chí có người khó tính người ta thà bán cho người khác mà họ thích với giá thấp hơn một chút còn hơn bán cho bạn (người mà họ ghét).
Bạn nên nhớ người cần bán BĐS gấp thì giá họ rao sẽ thấp hơn thị trường nên bạn không nên nói với họ là “giá còn cao bớt đi” vì hơn ai hết khi họ rao bán họ cũng nghiên cứu thị trường như bạn. Có thể họ cũng biết nhà mình bán rẻ nhưng vì cần bán gấp nên họ chấp nhận, vì vậy bạn nói nhà họ giá cao cũng làm họ bực mình và không đồng quan điểm với bạn.
Bạn cũng không nên dùng chiêu “bất cần không mua căn này thì mua căn khác do tôi không gấp, anh chị cần bán gấp thì gọi cho tôi tôi đợi”. Bạn nên nhớ “Trâu” sẽ không đi tìm “cọc” mặc dù “Trâu” đang rất cần “Cọc”. Nếu bạn dùng chiêu này thì có thể bạn sẽ bị người khác mua trước, vì những nhà này thường giá rẻ và nhiều người xem.
Vậy bạn sẽ có những tuyệt chiêu gì khiến họ bán cho bạn với giá hấp dẫn? Tốt nhất bạn nên dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp 1: Cho họ biết bạn thích căn nhà của họ, đồng ý mua, đang có sẵn tiền mặt và sẵn sang đặt cọc ngay khi họ đồng ý giá bạn đưa ra. Dùng cách này để chủ nhà biết bạn là khách tiềm năng của họ và khi là khách tiềm năng thì họ sẽ tiếp đón bạn tốt hơn và có thể bán giá thấp hơn một chút cho nhanh
- Phương pháp 2: Khi đi thương lượng bạn mang theo một số tiền để sẵn sàng đặt cọc. Bạn nên nhớ rằng người đang cần tiền thì thấy tiền sẽ rất “thèm” và khi thấy bạn đang cầm tiền thì họ biết rằng nếu ngã giá thì bạn sẽ đặt cọc ngay không hẹn hò, vì vậy họ có thể hy sinh giảm giá một chút để có giao dịch thành công. (Bạn nên nhớ tâm lý chủ nhà nhiều khi họ có thể đồng ý bán với giá khách hàng đưa ra nhưng họ không dám đồng ý ngay vì họ sợ khách hàng về lại suy nghĩ sợ hớ giá và hẹn hò không mua giá đã thương lượng, vì vậy họ luôn luôn giữ khoảng cách để đến lúc bạn quyết định đặt cọc thì họ mới gút lại giá bán)
- Phương pháp 3: Nếu có môi giới thì bạn nên nhờ môi giới đứng giữa làm việc giá. Vì chủ nhà dễ nói chuyện với môi giới hơn với khách (vì bên mua luôn là bên đối kháng với chủ nhà về giá) còn bên môi giới thì dễ dung hòa hơn. Vì vậy từ xưa đến nay những việc khó nói thì thường nhờ đến người trung gian
- Phương pháp 4: Làm thân quen với chủ nhà, tạo cho họ cảm giác nể bạn, thích bạn và bớt giá cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin hữu ích khác về nhà đất cấp tại Tp.HCM qua các bài viết bán nhà cấp 4.
Leave a Reply