Bán nhà quận 11 sổ hồng riêng và kinh nghiệm bán nhà quận 11

quận 11 có sổ hồng nên ra phòng công chứng tư không?

Dịch vụ công chứng mua bán nhà đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có những người khi chuẩn bị mua nhà lại lo lắng khi thực hiện giao dịch đất đai tại phòng công chứng tư nhân sẽ không đảm bảo an toàn bằng ra công chứng nhà nước. Dưới đây là một số phân tích để các bạn hiểu rõ vấn đề này.

5624afe5041f8_1445244901

1. Trước hết xin lưu ý các bạn Luật Công chứng 2006 không đề cập đến khái niệm Văn phòng công chứng tư nhân, mà chỉ có hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 23 là:

  • Phòng công chứng

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập

  • Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng là sự thể hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng, nhằm phát triển rộng mạng lưới công chứng, xóa bỏ việc kiêm nhiệm chức năng công chứng của các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng hành chính. Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn không có sự phân biệt nào về giá trị công chứng giữa hai loại hình Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Công chứng viên là công chức Nhà nước (thuộc phòng công chứng) hay công chứng viên không phải là công chức nhà nước (thuộc văn phòng công chứng) đều là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng, đều phải chịu trách nhiệm như nhau đối với văn bản công chứng do mình chứng nhận.

Giá trị văn bản công chứng của hai loại hình tổ chức công chứng có giá trị ngang nhau, được quy định tại Điều 6 Luật công chứng: Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy là giá trị pháp lý của văn bản công chứng (đối với các giao dịch nói chung và đối với các hợp đồng mua bán nhà đất nói riêng) được lập tại phòng công chứng nhà nước và văn phòng công chứng là như nhau.

Bạn có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức công chứng nào, dù là phòng công chứng hay văn phòng công chứng để thực hiện hợp đồng, giao dịch. Đây là quyền của người yêu cầu công chứng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn tổ chức công chứng để thực hiện giao dịch về bất động sản lại bị hạn chế bởi quy định về địa hạt tại Điều 37 Luật Công chứng: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp: Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản. Do đó, khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì bạn phải đến tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố nơi có bất động sản đó.

2. Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: Công chứng di chúc; Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Công chứng viên thấy Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. Việc điểm chỉ cũng cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Sau khi nộp phí và thù lao công chứng theo quy định của pháp luật thì bạn được nhận bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà đất.

Mua không có sổ hồng có hợp pháp không?

  • Hỏi

Thưa luật sư, Gia đình tôi chuẩn bị mua một căn hộ nhỏ tại quận 11. Vấn đề là người chủ nhà từng mua lại căn nhà này mà không có sổ hồng, chỉ có giấy tờ viết tay mua bán từ chủ cũ. Tôi xin hỏi nếu tôi mua căn hộ này có vi phạm pháp luật không và có thực sự an toàn không ?

  • Trả lời

Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 450 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở:

Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở 2005 cũng quy định:

Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở

“Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:

  1. a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
  2. b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
  3. c) Thuê mua nhà ở xã hội;
  4. d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 450 và các văn bản pháp luật có liên quan về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Hợp đồng mua bán nhà không thỏa mãn các điều kiện kiện sẽ bị coi là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 137 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải hoàn trả nhau những gì đã nhận: Bên mua trả lại nhà, bên bán trả lại tiền nhà đã nhận. Bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng bị vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Như vậy, việc mua bán nhà đất chỉ có giấy viết tay là không hợp pháp và chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu có tranh chấp phát sinh, trong trường hợp bị kiện, người mua có khả năng mất trắng. Bởi lẽ, mua bán trao tay khi ra tòa sẽ không được chấp nhận là hình thức mua bán hợp pháp. Do đó, sẽ bị coi là giao dịch vô hiệu, mà theo quy định của BLDS “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận…”. Nếu trả lại nhà, đất thì trong bất cứ trường hợp nào thiệt thòi cũng thuộc về người mua.

>> Bán

Một số điều lưu ý khi chuẩn bị mua căn hộ – chung cư

1. Khả năng tài chính

Trước khi quyết định chọn mua căn hộ chung cư, người mua nên tính toán lại khả năng tài chính của mình, đặc biệt là khi mua trả góp, hỗ trợ tài chính qua ngân hàng.

Ví dụ: bạn mua căn hộ trị giá 1 tỷ đồng, trả trước 30%, ngân hàng hỗ trợ 70%. Với lãi suất khoảng từ 1%-1.1%/ tháng, tùy vào từng ngân hàng. Bạn cần phải trả tiền lãi cho ngân hàng từ 7.000.000 tới 7.700.000 đồng mỗi tháng, chưa bao gồm tiền vốn phải trả tùy thuộc vào thời gian cho vay, càng ngắn hạn càng cao. Như vậy, tối thiểu bạn cũng phải trả khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.

Vì vậy bạn phải xem xét kỹ lưỡng khả năng của mỉnh trước khi tiến hành mua. Đừng để rơi vào tình trạng mua giá cao rôi rao bán vội vàng giá thấp vì không có khả năng chi trả.

2. Thăm dò giá cả kỹ càng

Tìm kiếm chung cư căn hộ bạn quan tâm để biết về giá đang rao bán hiện tại là bao nhiêu? Tiếp đến bạn hãy ghé thăm chung cư đó, vào một quán cà phê, bạn sẽ có rất nhiều thông tin về giá cả, chất lượng cũng như các thông tin khác…

Nhưng có một điều quan trọng nữa mà bạn nên tìm hiểu đó là, chung cư đó gồm bao nhiêu đối tác góp vốn, phân phối? Sau khi có thông tin này, bạn nên ghé thăm tất cả các đối tác góp vốn, phân phối, lựa chọn nhà phân phối nào giá cả và điều kiện tốt nhất cho mình.

Tốt nhất, nên mua trực tiếp từ chủ đầu tư để có thể yên tâm và nên lựa chọn chủ đầu tư lớn, uy tín.

3. Phí chung cư, tiện tích

Bạn nên kiểm tra các loại phí chung cư cần phải trả hàng tháng, có phù hợp, chấp nhận được không? Phí chung cư hiện nay là vấn đề các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua. Nhiều người dở khóc dở cười vì mua chung cư xong mới biết phí chung cư trên trời…

Các tiện ích công cộng khác như, chỗ gửi xe máy, xe hơi, chỗ sinh hoạt công cộng như phòng lớn để phục vụ khi có hữu sự như hiếu, hỉ, bể bơi, trung tâm thể dục, số thang máy… và các tiện ích khác.

4. Phong thủy, môi trường, cộng đồng dân cư

Nếu bạn quan tâm tới phong thủy, bạn nên xem xét hướng của chung cư, căn hộ sao cho phù hợp với bạn. Bạn nên xem xét công đồng dân cư kế cận chung cư nếu là chung cư mới, hay dân cư trong chung cư nếu là chung cư đã có người sử dụng, có phù hợp với lối sống của bạn hay không?

Giao thông đi lại, bạn nên kiểm tra đường ra vào có thuận tiện hay không? Có ngập nước vào mùa mưa không? Gần nhà trẻ, trường học, bệnh viện? Khu vực có được an ninh như cam kết hay không?

5. Khi tiến hành mua-bán chung cư

Thông thường các dự án căn hộ chung cư sẽ có việc đặt cọc hoặc giữ chỗ.

Cũng cần hỏi kĩ về số tiền cọc này có được hoàn trả lại khi đổi ý hay không (thông thường nếu đặt cạoc thì không hoàn trả, còn giữ chỗ thì sẽ hoàn trả lại)? Trong khoảng thời gian là bao lâu? Nếu đồng ý mua thì có tính gộp vào tiền đóng đợt đầu của dự án hay không? Khoản tiền này lớn nên Cần phải có phiếu thu hợp lệ (Phiếu thu của sàn có Dấu đỏ, các giấy tờ ủy nhiệm phân phối giữa chủ đầu tư và sàn BĐS).

Nếu là chung cư/Nhà riêng cần mua lại thì yêu cầu chủ nhà chứng thực việc sở hữu, không xảy ra tranh chấp. Các phí sang tên sổ đỏ bên nào sẽ chịu? Sau khi sở hữu muốn xây sửa thì có ảnh hưởng gì không, lưu ý gì?

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn có quyết định đúng đắn khi bán nhà. Để tìm hiểu sâu hơn về cách bán nhà quận 11 cũng như giấy tờ thủ tục khi mua bán nhà bạn hãy tham khảo thêm qua các bài viết Bán nhà quận 11.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *