Fitch Ratings cảnh báo kinh tế Việt Nam cải cách quá chậm

Khối ngân hàng của Việt Nam đã mở rộng đáng kể với tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP ở mức 95% vào cuối năm 2012. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước còn nặng nợ và chưa cải cách vẫn đóng một vai trò lớn về mặt chiến lược. Do đó, nếu tốc độ tái cơ cấu tài sản và cải cách khối doanh nghiệp nhà nước không được đẩy nhanh, có thể gây áp lực lên nền kinh tế và gây rủi ro cho hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam, hiện ở mức B+/ổn định.

Bên cạnh những nhận xét tích cực về vĩ mô, báo cáo mới được Ratings công bố cũng bày tỏ sự lo ngại về tốc độ cải cách kinh tế tại Việt Nam.

tiếp tục ổn định, trụ vững trước sự bất ổn tài chính toàn cầu vốn ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trong khu vực. Đây là một trong những đánh giá mới nhất được hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đưa ra trong báo cáo về .

Tuy nhiên, cũng trong báo cáo này, Fitch nhận định triển vọng kinh tế trung hạn và hồ sơ về rủi ro tín dụng vẫn chịu áp lực bởi tốc độ chậm chạp trong cải cách hệ thống ngân hàng và khối doanh nghiệp nhà nước.

Xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đang tiếp tục nhờ vào cách quản lý tiền tệ và chính sách tài chính hiệu quả. Minh chứng của xu hướng này là cán cân tài khoản vãng lai đang trên đà thặng dư nhẹ và tỷ lệ lạm phát tính theo năm được duy trì ở một con số.

Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP dường như đã thoát khỏi đáy với mức tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, cao hơn con số 4,9% của hai quý trước đó.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
fitch1-4957-1380599613.jpg
Fitch vừa đưa ra một báo cáo về Việt Nam, trong đó cảnh báo Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ cải cách vì cải cách chậm có thể gây rủi ro cho điểm tín nhiệm. Ảnh: image.ua

Xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô không bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn tài chính vốn đã chạm đến các nền kinh tế trong khu vực. Ở Ấn Độ và Indonesia, những bất ổn tương tự đã làm gia tăng căng thẳng tiền tệ, khiến bảng cân đối kế toán của các tập đoàn, ngân hàng phần nào trở nên lung lay, các chính phủ phải thắt chặt tài chính.

Còn ở Việt Nam, lý do khiến nền tài chính vẫn tương đối ổn định là sự chuyển dịch trong cán cân tài khoản vãng lai sang trạng thái thặng dư kể từ năm 2011, nhờ đó làm giảm đáng kể nhu cầu tài chính từ bên ngoài, và giúp đưa dự trữ ngoại tệ lên 27 tỷ USD tính đến cuối tháng 5, tương đương khoảng 2,7 tháng nhập khẩu. 

Một nguyên nhân khác là Việt Nam ít phụ thuộc vào luồng vốn đầu tư hay thay đổi. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Cục dự trữ Liên bang Mỹ không sớm thì muộn sẽ cắt giảm gói nới lỏng, và giới đầu tư thì ngày càng cẩn trọng hơn về tính bất ổn định của các nền kinh tế mới nổi.

Cuối cùng, xu hướng vững chãi của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã củng cố đáng kể cho cán cân thanh toán quốc tế. Tính đến tháng 9, nguồn vốn FDI tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái lên 15 tỷ USD. Trong lịch sử, Việt Nam cũng từng thu hút nhiều vốn FDI hơn các quốc gia lân cận. Luồng vốn này góp phần thúc đẩy sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu kể từ 2012.

Tuy nhiên, Fitch cho biết họ vẫn nghi ngờ khả năng tăng trưởng GDP Việt Nam liệu có thể quay lại mốc 7% như đã từng làm được trong thập kỷ trước. Sự băn khoăn của Fitch được giải thích với hai nguyên nhân chính.

Trước hết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa thoát nạn nợ xấu. “Chúng tôi không nghĩ rằng các giải pháp tái cấu trúc hiện nay sẽ giúp bổ sung nguồn vốn đủ để sớm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách khỏe mạnh nhằm hỗ trợ cho khu vực sản xuất”. Trong số những giải pháp mà Fitch vừa nhắc đến có cả công ty quản lý tài sản VAMC.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Gần đây Thủ tướng Việt Nam đã nhắc đến việc nhà đầu tư ngoại sẽ được tham gia nhiều hơn vào khu vực ngân hàng. Tuy nhiên Fitch cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng hạn chế về quyền sở hữu. Thêm yếu tố ngoại vào hệ thống ngân hàng có thể giúp bổ sung nguồn vốn và thúc đẩy tốc độ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt. Tuy nhiên Fitch tỏ ra băn khoăn về chi tiết và thời gian cho sự mở cửa trên vẫn chưa rõ ràng.

Thứ hai, cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra một cách chậm chạp nhất có thể, Fitch nhận định. Những báo cáo gần đây cho thấy tốc độ có thể được đẩy nhanh hơn và sẽ có tính minh bạch cao, mang tính kinh tế thị trường hơn và có thể mang lại kết quả tích cực về mặt tín nhiệm.

Nhưng loại bỏ sự bảo hộ bằng chính sách và mang tính cạnh tranh vào khu vực này là điều nói thì dễ, làm mới khó. Cái lợi của quá trình này rõ ràng là sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng triển vọng tăng trưởng mạnh vẫn chưa rõ ràng.

Khối ngân hàng của Việt Nam đã mở rộng đáng kể với tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP ở mức 95% vào cuối năm 2012. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước còn nặng nợ và chưa cải cách vẫn đóng một vai trò lớn về mặt chiến lược. Do đó, nếu tốc độ tái cơ cấu tài sản và cải cách khối doanh nghiệp nhà nước không được đẩy nhanh, có thể gây áp lực lên nền kinh tế và gây rủi ro cho hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam, hiện ở mức B+/ổn định.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *