Tư vấn về nhà bố mẹ cho là tài sản chung hay riêng sau khi ly hôn; đất mua chung có được chia sổ đỏ?

 

55e85b305dcfe_1441291056Hỏi: Anh trai tôi kết hôn đã 13 năm nay, sinh được 2 cháu. Nhưng nay hai người sống với nhau không hạnh phúc và muốn ly hôn…
Anh trai tôi cũng thuận tình ly hôn nhưng có chút thắc mắc về tài sản chung và tài sản riêng.

1. Khi kết hôn bố mẹ tôi có cho anh tôi một mảnh đất và tài sản trên đất là một ngôi nhà 1 tầng. Nhưng trong 13 năm nay, hai vợ chồng anh tôi chỉ bỏ tiền ra để xây dựng lại công trình phụ. Nếu bây giờ ly hôn, anh trai tôi có phải chia đất và tài sản trên đất cho chị dâu tôi không?

2. Chiếc xe máy anh tôi bỏ tiền ra mua nhưng đứng tên chị dâu tôi (cả những đồ dùng trong gia đình), vậy tài sản ấy là tài sản chung hay là tài sản riêng?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hôn nhân & gia đình năm 2000 thì tài sản chung, riêng của vợ chồng được quy định như sau:

Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất

Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.

5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.

Theo đó, nhà và đất mà bố mẹ bạn cho anh trai bạn khi kết hôn cần phải được xác định là cho riêng anh trai bạn hay cho cả hai vợ chồng anh trai bạn. Trong trường hợp, anh trai bạn cho rằng căn nhà này được tặng cho riêng và hai vợ chồng chưa nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì anh trai bạn phải đưa ra được những chứng cứ chứng minh việc tặng cho riêng đó, để cung cấp cho tòa án làm căn cứ xác định, nếu vụ việc có phát sinh tranh chấp. Nếu chứng cứ anh trai bạn cung cấp là khách quan và được tòa án chấp nhận, thì căn nhà trên sẽ không phải chia cho chị dâu của bạn. Đối với phần công trình phụ do hai vợ chồng tạo lập xây dựng và các tài sản chung được mua sắm trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, anh trai bạn phải có nghĩa vụ chia cho vợ ½ khối tài sản này.

Hỏi: Vợ chồng tôi mới mua một căn nhà trong hẻm ở quận 8, Tp.HCM. Để có điện sử dụng, tôi cần phải kéo dây điện từ ngoài đường vào, ngang qua đất của hàng xóm…
Tuy nhiên bà hàng xóm cương quyết không cho. Xin hỏi việc ngăn cản đó có đúng pháp luật không?

Trả lời:

Theo điều 276 , chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, đường dây thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu không thoả thuận được với hàng xóm, bạn có thể đề nghị UBND phường (hoặc xã) hoà giải để bạn có thể thực hiện quyền mắc dây điện qua đất của người hàng xóm một cách hợp lý nhất.

Hỏi: Tôi cùng hai người bạn góp tiền mua chung một mảnh đất. Xin hỏi tôi cần phải làm những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi và tránh xảy ra tranh chấp sau này….
Trường hợp không phải là vợ chồng có được đứng tên chung trên sổ đỏ không?

Trả lời:

Trước đây, tại khoản 6 Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định, đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất thì ghi tên tất cả những người sử dụng đất đó trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp nhà chung cư.

Nhưng kể từ ngày 1/12/2009, quy định tại Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP nêu trên đã bị bãi bỏ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP quy định: Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Cùng với đó, tại Điều 4, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc ghi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

– Tên cá nhân trong nước;

– Tên của cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

– Tên người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình);

– Tên cả vợ và chồng trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng;

– Tên tổ chức trong nước; tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; cơ sở tôn giáo; cộng đồng dân cư.

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin của người được cấp; dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc ghi “Cùng sử dụng đất với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất, hoặc ghi “Cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.

2 hình thức cấp giấy chứng nhận

Cụ thể vấn đề ông Vũ Hồng Sơn hỏi, hiện nay quy định ghi tên tất cả những người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất đã bị bãi bỏ. Chỉ riêng trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì được ghi tên cả vợ và chồng.

Trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận:

– Một là, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

– Hai là, cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng theo quy định của pháp luật) về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện của nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Để đảm bảo quyền lợi của mỗi thành viên góp tiền mua chung quyền sử dụng đất và phòng ngừa phát sinh tranh chấp. Tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng), phần thông tin bên nhận chuyển nhượng phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của tất cả mọi thành viên trong nhóm người góp tiền mua chung.

Khi làm thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chủ sử dụng đất, tất cả thành viên nhóm người góp tiền mua chung phải lập hợp đồng ủy quyền (có công chứng) ủy quyền cho một người đại diện của nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận. Lưu ý, nội dung phạm vi ủy quyền chỉ giới hạn trong việc cử người là thành viên trong nhóm đứng tên trên giấy chứng nhận.

Cùng Danh Mục:

Tư vấn việc về bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị hay không; khi làm mái vòm che n...
Tư vấn vì sao nhà trong lộ giới hẻm vẫn được sửa; trong hợp đồng tặng cho và mua bán, cái nào lợi hơ...
Tư vấn việc đất nằm trong hành lang đường điện có bị thu hồi sổ đỏ, thu hồi đất ven sông khai hoang ...
Tư vấn về quyền sở hữu và chuyển nhượng nhà ở; có nên mua đất nền tại các khu đô thị không?
Tư vấn việc có được xây nhà ở dưới đường điện cao thế; người thuê đất khi chuyển nhượng sạp hàng có ...
Tư vấn việc chung cư bị giải tỏa cư dân có quyền lợi gì; mua đất thiếu chữ ký của người vợ thì giải ...

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *