Bán nhà quận Gò Vấp giá rẻ và kinh nghiệm bán nhà quận Gò Vấp

Điều cần làm khi quận Gò Vấp

561879b2c0241_1444444594

1. Hiểu rõ giá trị căn nhà của mình và thị trường bất động sản để định giá bán thích hợp

Điều đầu tiên giúp bạn tránh khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan đã nói ở trên là: hiểu rõ giá trị căn nhà của mình và nắm bắt thị trường bất động sản đang trong tình trạng nào. Điểm mấu chốt ở đây là bạn nên tìm hiểu kiến thức về thị trường bằng cách đọc những tạp chí và trang web về nhà đất, hỏi ý kiến các chuyên gia bất động sản kỳ cựu nhất về trường hợp của bạn, sau đó mới quyết định một mức giá bán nhà thích đáng nhất.

Nghe thì có vẻ việc định giá là điều căn bản và không phải tốn công như vậy, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều người chỉ dựa trên cảm tính để đưa ra giá nhà mơ ước của họ đấy. Một vài người không chịu tìm hiểu kỹ khu vực xung quanh để định giá thích hợp; thay vào đó, họ giữ khư khư nhà của mình mà không chịu bán với giá khác, vì nghĩ rằng nó phải được bán với cái giá cao ngất ngưỡng mà họ muốn. Cũng có trường hợp, người bán định giá dựa vào số tiền họ cần để trả nợ. Nhưng tất cả những điều trên chẳng có ý nghĩa gì với người mua nhà ngoài cái giá hợp lý cả.

2. Hãy nâng cấp nhà trước khi bắt đầu rao bán

Hầu như không ai muốn mua một căn nhà mà có hàng tá thứ phải sửa chữa. Nhưng một vài người bán nghĩ rằng thật phí tiền khi sửa chữa căn nhà mà mình chuẩn bị chuyển đi sớm. Đây là một vấn đề khá nan giải, vì cả hai điều trên đều có lý, nhưng thường thì “khách hàng là thượng đế”.

Người bán không muốn sửa và để nhà cửa lộn xộn, đơn giản thôi, người mua sẽ tìm đến một căn nhà tốt hơn. Chưa hết, nếu một người thật sự thích ngôi nhà của bạn vì yếu tố nào khác chẳng hạn, họ có thể mua nó, nhưng đảm bảo rằng họ sẽ đòi giảm giá vì chi phí cho việc sửa chữa nhà. Cuối cùng gì thì cũng như bạn phải bỏ tiền ra sửa căn nhà đó vậy. Vì thế hãy bắt đầu rao bán khi nhà đã tương đối chỉnh chu là một bước khởi đầu tốt cho bạn. Hãy đọc thêm những mục tiếp theo để thấy việc nâng cấp nhà trước khi bán mang lại hiệu quả tuyệt vời như thế nào.

3. Không ngừng cập nhật và rao bán nhà trên thị trường

Hãy nhớ luôn cập nhật và rao bán tài sản của mình trên thị trường, nếu bạn muốn bán được nó nhanh chóng. Có rất nhiều người nghĩ rằng phải bán đúng vào mùa kinh doanh nhà đất, trong khi người có nhu cầu mua thì săn lùng ngôi nhà ưng ý của họ bất kể vào mùa nào. Đúng là có những giai đoạn việc mua bán nhà cửa bị trì trệ, nhưng nếu người có nhu cầu mua nhà thật sự, thì họ sẽ không ngừng tìm kiếm nó cho dù đang trong thời điểm thích hợp hay không.

4. Áp dụng “Mua nhà có khuyến mãi”

Những ưu đãi thiết thực không chỉ hấp dẫn người mua, mà còn khiến họ bỏ qua một số sai sót của căn nhà

Bạn đã từng nghĩ đến việc “mua nhà có khuyến mãi” chưa? Nếu chưa thì bây giờ bạn nên biết. Vâng, bạn có thể khiến cho ngôi nhà của mình trở nên hấp dẫn người mua hơn bằng cách tung hứng với những ưu đãi khi mua nhà. Tốt nhất là bạn nên hỏi nơi môi giới bất động sản của mình là hình thức khuyến mãi nào hiệu quả nhất. Những ưu đãi thiết thực sẽ khiến người mua đến xem nhà của bạn nhiều hơn, khích lệ họ tiến gần với việc mua nhà và thậm chí có thể bỏ qua một số sai sót nảy sinh.

5. Hãy trang hoàng lại căn nhà của bạn

Hãy sắp xếp trang hoàng căn nhà của bạn trông thật vừa mắt. Có thể bạn nghĩ điều này tương tự như việc sửa sang lại nhà như đã nói ở trên, nhưng hai điều này rất khác nhau. Sửa nhà là hoạt động bảo quản và tu sửa hàng ngày, còn sắp xếp trang hoàng thì bạn cần phải nhờ đến chuyên gia để biến căn nhà trông đẹp như một ngôi nhà kiểu mẫu vậy.

Nếu bạn có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời và mọi người xung quanh đều công nhận điều đó, bạn có thể tự trang hoàng lại nhà của mình. Nhưng nếu thật sự muốn bán được nhà nhanh chóng và giá cao, thì ít nhất bạn phải có một lời tư vấn từ chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì sao ư? Vì chuyên gia không chỉ hiểu sâu mà còn là người dẫn đầu những xu hướng đang được số đông ưa chuộng. Bên cạnh đó, họ sẽ biết cách biến căn nhà của bạn trông tươi mới hơn. Các chuyên gia có thể dễ dàng chỉ ra những điều mà bạn chưa bao giờ nhận thấy ở căn nhà của mình, có lẽ vì đã sống ở đó quá lâu nên bạn không để ý. Cái nhìn của một người ngoài cuộc, khách quan và đầy hiểu biết chính là những điều bạn cần ở chuyên gia đấy. Ít nhất việc dành thời gian để tham vấn chuyên gia sẽ giúp bạn tăng kiến thức và thông tin về chính căn nhà của mình, cũng như thị trường bất động sản.

Bây giờ quyết định áp dụng những bí quyết trên hay không là quyền của bạn, nhưng có một sự khác biệt cực kỳ lớn giữa tấm bảng “Nhà bán” và “Nhà đã bán” được treo trước cửa nhà bạn đấy.

>>

Thủ tục

  • Muốn mua bán nhà một cách hợp lệ cần phải có những loại giấy tờ gì?

Để làm thủ tục mua bán nhà hợp lệ, thì phải có giấy tờ chủ quyền nhà hợp lệ, giấy tờ nhà có thể là “giấy hồng” hoặc các loại giấy phép, giấy công nhận sở hữu…

Ngoài giấy tờ chủ quyền nhà, bên bán còn phải bản sao bản vẽ hiện trạng nhà, đất, giấy chứng minh nhân dân. Bên mua chỉ cần xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân.

  • Các bước tiến hành mua bán:

Bước 1: Đến phòng công chứng (nếu căn nhà mua bán ở nội thành) Hoặc đến UBND huyện (nếu căn nhà mua bán ở ngoại thành) Lập hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng có thể tự soạn thảo hay nhờ cơ quan công chứng soạn thảo giúp.

Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ mua bán nhà (bản sao) và hợp đồng mua bán nhà đã công chứng tại phòng thuế trước bạ và thu khác (đối với các quận nội thành) hoặc chi cục thuế (đối với các huyện).

Bên bán sẽ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất (4% trị giá đất theo bản giá UBND TP ban hành). Bên mua nộp lệ phí trước bạ (1% trị giá nhà và đất tính theo giá ghi trên hợp đồng)

Bước 3: Người mua đến phòng Đăng bộ sở địa chính nhà đất nộp toàn bộ hồ sơ nhà, hợp đồng mua bán, biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu căn nhà để người mua nhà đứng tên chủ quyền nhà.

  • Những vướng mắc thường gặp khi làm thủ tục mua bán nhà?

Bản vẽ hiện trạng nhà đất: Nếu nhà đất đã có bản vẽ hiện trạng cũ và nhà không thay đổi hiện trạng thì không phải vẽ lại hiện trạng, nên đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ.

Nhà có diện tích lớn hơn diện tích ghi trong chủ quyền thì sau khi làm thủ tục mua bán, bên mua phải làm thủ tục hợp thức hóa phần ngoài chủ quyền đó thì toàn bộ căn nhà mới được coi là có chủ quyền hợp pháp.

Nhiều nhà chung khuôn viên đất, có lối đi chung: Khi mua nhà phải có hợp đồng cụ thể về lối đi chung hoặc tách đất thành lối đi riêng.

Nếu nhà có xây dựng, sửa chữa thay đổi kiến trúc thì phải kèm theo giấy phép xây dựng mới hợp lệ. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ các bài viết

Lưu ý quan trọng cho người nước ngoài mua nhà Việt Nam

Thứ nhất, người nước ngoài cần chứng minh mình có đủ điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Theo Luật nhà ở, người nước ngoài chỉ cần “nhập cảnh hợp pháp” vào Việt Nam là đã có thể sở hữu nhà ở. Do vậy, người nước ngoài cần chứng minh “tính hợp pháp” cho việc lưu trú của mình tại Việt Nam.

Thứ hai, người nước ngoài cần chứng minh nguồn tài chính mua nhà một cách rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc rút vốn về sau. Do đó, người nước ngoài cần mở một tài khoản tại một ngân hàng ở Việt Nam, chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản này, và trả tiền mua nhà từ tài khoản. Nếu là người nước ngoài làm việc hay kinh doanh tại Việt Nam, cũng nên lưu giữ những chứng từ chứng minh nguồn thu nhập để mua nhà.

Thứ ba, người nước ngoài cũng cần tìm hiểu những dự án nào họ được phép sở hữu, chỗ nào không được phép, để tránh rủi ro về sau. Lưu ý rằng họ chỉ được phép mua nhà từ các dự án phát triển nhà ở, tức từ khu dân cư mới hình thành, không được sở hữu nhà trong các khu dân cư hiện hữu.

Thứ tư, đến giai đoạn ký kết hợp đồng, người nước ngoài cần lưu ý về điều kiện để chủ đầu tư có thể ký hợp đồng mua bán nhà với người mua để bảo đảm rằng giao dịch hợp pháp và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Người nước ngoài cần bảo đảm chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán nhà với mình tuân thủ đúng với mẫu đã đăng ký với cơ quan nhà nước.

Thứ năm, việc thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư tại Việt Nam có thể không giống với tập quán giao dịch tại nước của người nước ngoài, ví dụ chủ đầu tư ở Việt Nam thường không quy định họ có nghĩa vụ phải nhắc người mua nhà thanh toán, khác với tập quán giao dịch ở một số nước. Điều này có thể dẫn đến người mua nhà chậm thanh toán, và có thể bị phạt, chấm dứt hợp đồng theo như quy định trong hợp đồng. Do vậy, người mua nhà nước ngoài cần lưu ý một số khác biệt trong giao dịch mua bán. Người nước ngoài có thể thuê luật sư chuyên môn thích hợp để vượt qua các khác biệt, khó khăn này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *