Tư vấn công chứng tư có giá trị pháp lý như công chứng nhà nước; khi nào thì được quyền sở hữu nhà?

 

55e867bc829a4_1441294268Hỏi: Gia đình tôi đang cần mua nhà tại Bắc Ninh, con tôi muốn ra phòng công chứng Nhà nước để làm thủ tục công chứng hợp đồng vì cho rằng công chứng ở đó có giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư nhân. Như vậy có đúng không?

Trả lời

Theo quy định tại Luật công chứng 2006 thì hình thức tổ chức hành nghề công chứng gồm có: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng; Phòng công chứng: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Giá trị văn bản công chứng của hai loại hình tổ chức công chứng có giá trị ngang nhau, được quy định tại Điều 6 Luật công chứng: Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy là giá trị pháp lý của văn bản công chứng được lập tại phòng công chứng nhà nước và văn phòng công chứng là như nhau.

Bạn có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức công chứng nào, dù là phòng công chứng hay văn phòng công chứng để thực hiện hợp đồng, giao dịch.

Hỏi: Tôi đang xây dựng lại nhà của mình, đã xin giấy phép. Tuy nhiên, do có một số phát sinh về nhu cầu sử dụng nên tôi đã chủ động yêu cầu phía thi công thực hiện thêm, bớt một số hạng mục công trình; vì vậy có phần sai lệch so với giấy phép.
Xin hỏi, việc xây dựng sai lệch nhỏ so với giấy phép thì có bị cơ quan chức năng xử phạt hay không?

Trả lời

Trong thư, bà không nói rõ đã thực hiện xây dựng thêm, bớt những hạng mục nào, vì vậy chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bà được.

Tuy nhiên, chúng tôi cung cấp cho bà quy định về việc không xử phạt xây dựng sai nội dung giấy phép đối với một số hành vi.

Theo khoản 3, Điều 4 Thông tư 24 ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng (Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/ NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ) thì cơ quan chức năng sẽ không xử phạt xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong các trường hợp: Xây dựng sai vị trí hoặc thay đổi diện tích đã ghi trong giấy phép đối với những nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt nhưng nằm trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà, không gây khiếu kiện, không lấn chiếm chỉ giới đường đỏ hoặc chỉ giới xây dựng…; Thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng mà không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.

Hỏi: Hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cha con bạn được công chứng thì quyền sở hữu căn nhà đó đã thuộc về bạn. Việc cha qua đời khi bạn chưa kịp sang tên căn nhà không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của bạn.

Trả lời

Theo quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005, Hợp đồng tặng cho nhà ở phải được lập thành văn bản và công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, bên nhận tặng cho nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên nhận tặng cho nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho được công chứng, chứng thực.

Như vậy, ngay sau khi Hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cha bạn và bạn được công chứng thì quyền sở hữu căn nhà đó đã thuộc về bạn. Việc đăng ký trước bạ sang tên chỉ là thủ tục hành chính để hoàn tất việc tặng cho theo quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp các khoản thuế, lệ phí) đối với nhà nước.

Việc cha bạn không may qua đời khi bạn chưa kịp sang tên căn nhà không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đã được tặng cho.

Hơn nữa, theo quy định của về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (từ Điều 122 đến Điều 134) cũng như các quy định về Hợp đồng tặng cho tài sản (được quy định từ Điều 465 đến Điều 470 ) thì cũng không có điều luật nào quy định Hợp đồng tặng cho nhà ở sẽ bị vô hiệu hay bị hủy bỏ khi bên nhận tặng cho chưa trước bạ sang tên mà bên tặng cho chết.

Với các quy định vừa viện dẫn, việc các anh chị em của bạn yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà mà bố đã tặng cho bạn là không có căn cứ. Nếu các anh chị em không thể hòa giải, thương lượng được với nhau, các bên có quyền đề nghị Tòa án giải quyết.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *