Tư vấn về Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu; vợ hai có được thừa kế di sản của chồng?

 

55e8558f3a064_1441289615Hỏi: Tháng 11/2012 tôi mắc bệnh ung thư, sợ không qua khỏi nên tôi có di chúc miệng cho con gái lớn căn nhà ở quận Tân Bình, cho thằng út sổ tiết kiệm 5 tỉ đồng và chiếc xe tải. Sau đó tôi may mắn được chữa khỏi bệnh.
Tuy nhiên, con gái lớn của tôi lại yêu cầu tôi phải chia căn nhà vì đã làm di chúc miệng. Liệu tôi có huỷ di chúc miệng được không?

Trả lời:

Với dữ liệu bà cung cấp, chúng tôi khuyên bà nên an tâm vì con gái của bà không thể đòi quyền hưởng di sản theo di chúc miệng của bà được. Bởi theo quy định của bộ luật Dân sự hiện hành, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Ngoài ra, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Giữa gia đình tôi và hàng xóm đã có ranh giới phân định về phần quyền sử dụng đất của hai gia đình (thể hiện rõ trên sơ đồ thửa đất tại “sổ đỏ” và các giấy tờ đất khác có liên quan). Tuy nhiên, người hàng xóm đã tự ý xây dựng một bức tường ngăn trên phần ranh giới này mà không có sự chấp thuận của gia đình tôi.
Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì người hàng xóm này có phải phá dỡ bức tường này không?

– Trả lời:

Theo Bộ luật Dân sự 2005, thì ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác (Điều 265).

Khoản 1 Điều 266 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó. Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo đó, chủ sở hữu bất động sản liền kề (người hàng xóm) chỉ được xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Trường hợp, sau khi người hàng xóm đã xây dựng bức tường ngăn này trên ranh giới để làm mốc giới mà gia đình bạn chấp thuận thì bức tường ngăn cách đó là sở hữu chung của hai gia đình, chi phí để xây dựng do người hàng xóm này chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nếu gia đình bạn không đồng ý với việc xây dựng tường ngăn trên ranh giới này mà có lý do chính đáng thì người hàng xóm phải dỡ bỏ bức tường ngăn này.

Năm 1999, sau khi mẹ tôi qua đời, cha tôi cưới bà hai nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 2002, cha tôi qua đời vì tai nạn, không để lại di chúc. Xin hỏi, vậy bà hai có được thừa kế của cha tôi để lại với tư cách là vợ của cha tôi không?

Trả lời

Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, trường hợp nam và nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, từ ngày 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003. Do đó, cho đến trước ngày 1/1/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định pháp luật về thừa kế.

Căn cứ quy định trên, người vợ hai của cha bạn được quyền hưởng thừa kế nhà đất của cha bạn để lại, bởi theo quy định pháp luật thì bà ấy là vợ hợp pháp của cha bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *