Tư vấn việc quyền sở hữu nhà mua từ năm 1973, mỗi cá nhân được sở hữu bao nhiêu BĐS

55e7f3e363d7a_1441264611

Hỏi: Năm 1973, bố mẹ tôi mua ngôi nhà số 285-286 Lê Quang Liêm (hiện nay là số 1490 đường Võ Văn Kiệt) thuộc phường 3, quận 6, Tp.HCM. Ngôi nhà này do mẹ tôi và bà Nguyễn Thị Ánh (bạn mẹ tôi) cùng đứng tên chủ sở hữu.

Đến ngày 16/1/1974, mẹ tôi và bà Ánh lập hợp đồng ủy quyền cho cha tôi trông coi và quản lý toàn bộ nêu trên. Năm 1975, tôi sang Hoa Kỳ định cư. Bố mẹ tôi vẫn sống tại Việt Nam và là người có công giúp đỡ cách mạng. Ban Kinh tài quận 6 năm 1975 đã mượn nhà để chứa lương thực và hứa trả khi nhà tôi yêu cầu.

Cha tôi chết năm 2005, mẹ tôi hiện đang cư trú tại quận 6, Tp.HCM. Tôi trở về Việt Nam năm 2005, đi đòi lại ngôi nhà thì được biết, UBND Tp.HCM năm 2011 đã có quyết định giao ngôi nhà trên cho một công ty CP sử dụng. Tôi đã tới Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố và được nơi này cho biết, không có hồ sơ xác lập sở hữu Nhà nước đối với ngôi nhà này. Tuy nhiên, tôi hiện vẫn chưa đòi lại được căn nhà.

Xin hỏi các chuyên gia, trường hợp của tôi quy định ra sao? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ vào thư và hồ sơ kèm theo, ngôi nhà số 285-286 Lê Quang Liêm (nay là số 1490 Võ Văn Kiệt) thuộc phường 3, quận 6 không phải thuộc sở hữu Nhà nước, không phải là nhà vắng chủ, chưa có quyết định nào xác lập sở hữu Nhà nước đối với ngôi nhà này. Ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu của bố mẹ ông và người thừa kế theo pháp luật. Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/6/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia) quy định, Nhà nước phải trả lại ngôi nhà trên cho chủ sở hữu hợp pháp. Ông cần phải làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng tại Tp.HCM để được tiến hành xem xét, giải quyết.

Hỏi: Vợ chồng tôi hiện đang tìm mua nhà. Mới đây, chúng tôi đã tìm được một ngôi nhà khá ưng ý. Tuy nhiên, vợ chồng tôi vẫn còn băn khoăn.
Ngôi nhà đó có diện tích 4x15m, 1 trệt, 1 lầu, tường sát và chung với nhà liền kề bên cạnh bởi những nhà này chung một chủ xây lên bán.

Tôi muốn hỏi, mua nhà chung tường như thế có rủi ro không? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Trên thực tế đã và đang xảy ra những vụ tranh chấp liên quan đến việc các bất động sản liền kề chung tường như bạn đã trình bày ở trên. Do đó, một lời khuyên cho bạn là không nên thực hiện giao dịch trên nhất là trong trường hợp bạn muốn cải tạo, xây dựng nhà ở thì việc ảnh hưởng dẫn đến tranh chấp giữa các hộ là có thể xảy ra.

Hỏi: Theo pháp luật hiện hành thì mỗi người được sở hữu bao nhiêu bất động sản (BĐS). Giữa người không có mục đích kinh doanh và người có mục đích kinh doanh khác nhau như thế nào?
Các loại BĐS nào thì cá nhân không được sở hữu, mua bán?

Trả lời:

Đối với hình thức sở hữu tư nhân, Điều 211 và 212 Bộ luật Dân sự cũng quy định: “Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình”, “Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị”.

Theo những quy định chung của Bộ luật Dân sự về sở hữu, với tư cách là tài sản hợp pháp thì quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu của cá nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất bằng cách cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo từng thửa đất cho người sử dụng đất. Cá nhân có thể được sử dụng không giới hạn số lượng thửa đất và được cấp tương ứng số lượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đối với mỗi thửa đất, mỗi cá nhân chỉ được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù theo chế định chung về sở hữu thì tài sản hợp pháp của cá nhân không bị giới hạn về số lượng và giá trị, nhưng đối với quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt nên trong một số trường hợp, Nhà nước có quy định hạn chế về quyền sở hữu. Cụ thể, đối với một số đối tượng cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Luật nhà ở có một số quy định riêng cho nhóm đối tượng này (Điều 161 Luật nhà ở 2014).

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *