Tư vấn về việc có được tính lối thoát hiểm trên giấy tờ đất không; nhà đất khi GPMB không do Nhà nước thu hồi?

 

55e864cd741c4_1441293517Hỏi: Tôi có mua 1 lô đất dự án đô thị và đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ), trong giấy chứng nhận QSDĐ ghi là 125m2 (5m x 25m) nhưng có 1 đường kẻ đứt khoảng 1m ghi là lối thoát hiểm (theo tôi hiểu đây là lối thông hành địa dịch).
Như vậy tính theo diện tích thì tôi chỉ còn 120m2, nhưng khi tôi mua lô đất này thì phải thanh toán 125m2 cho chủ đầu tư.

Xin hỏi, chủ đầu tư tính bán đất cho tôi 125m2 là đúng hay sai? Tôi có quyền khiếu nại chủ đầu tư thanh toán lại cho tôi 5m2 bị chừa làm lối thoát hiểm hay không?

Trả lời

Lối đi thoát hiểm là một trong những quy định bắt buộc theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam và không được tính vào phần diện tích xây dựng.

Vì vậy, việc giấy chứng nhận QSDĐ thể hiện 1 đường kẻ đứt ghi là lối thoát hiểm nhằm mục đích phù hợp với quy hoạch xây dựng của từng vùng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đặt giả thiết bạn và chủ đầu tư có thể thỏa thuận phần diện tích đất chuyển nhượng chỉ 120m2 thì khi tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn yêu cầu bạn phải chừa lối thoát hiểm trong bản vẽ xây dựng theo đúng quy chuẩn xây dựng của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hỏi: Vợ chồng chúng tôi có mua một căn hộ chung cư ở Hà Đông, Hà Nội. Tuy nhiên, đến tháng cuối năm 2012, chủ đầu tư mới giao nhà.
Nay chúng tôi sắp đi xa nên muốn bán cho người khác để lấy tiền. Vậy tôi có thể bán nhà khi chưa được nhận nhà từ chủ đầu tư không? Chúng tôi phải thực hiện thủ tục bán nhà như thế nào vì tôi mới chỉ có hợp đồng mua nhà chung cư mà chưa được nhận nhà?

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đến nay dù chưa nhận bàn giao nhà chung cư, nhưng muốn bán nhà này cho người khác, bạn có thể thực hiện được việc này.

Tại điểm b, khoản 6 Điều 18 Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định: “Đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản mà bán lại nhà ở đã mua cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

b) Nếu chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của thông tư này mà không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản”.

Như vậy, vợ chồng bạn là hộ gia đình không có chức năng kinh doanh bất động sản có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư. Do đó, mặc dù chủ đầu tư chưa giao nhà nhưng theo quy định nêu trên, bạn vẫn có quyền bán nhà mà bạn đã ký với chủ đầu tư cho người khác.

Về trình tự và hình thức thực hiện, theo khoản 1 Điều 20 Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì các bên có nhu cầu chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở để cơ quan công chứng chứng nhận theo mẫu quy định tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD.

Khi đề nghị công chứng hợp đồng chuyển nhượng nói trên tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng, các bên phải xuất trình hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải xuất trình văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở lần trước.

Sau khi tiến hành thủ tục công chứng, các bên tiếp tục tiến hành các thủ tục như: Đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định; Liên hệ với chủ dự án đầu tư để ghi nhận việc chuyển nhượng trên. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của bên nhận chuyển nhượng, chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và giao lại cho bên nhận chuyển nhượng, chủ đầu tư không được thu bất kỳ khoản phí nào từ việc chuyển nhượng hợp đồng này.

Hỏi: Khi một công ty chấp nhận bồi thường để giải phóng mặt bằng, họ sẽ trả tiền cho các chủ đất và chủ đất sẽ trao số đất như đã thỏa thuận trong bản cam kết cho công ty.
Tuy nhiên, việc sổ đỏ, sổ hồng vẫn ghi diện tích đất như cũ thì sẽ do ai xử lý? Có khả năng người chủ đất một bên vẫn nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, một bên vẫn bán lô đất ảo thực tế đã thuộc về người khác không?

Mong được tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời

Theo thư của bạn, tôi hiểu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất từ chủ đất (các hộ dân) sang chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mà không thuộc trường hợp Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Đối với các dự án loại này, công tác giải phóng mặt bằng thực chất là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ đầu tư và chủ đất như các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dung đất bình thường khác.

Theo đó, các bên cũng sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định, rồi làm thủ tục sang tên sổ đỏ (Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của bên chuyển nhượng để cấp cho bên nhận chuyển nhượng). Còn bản cam kết về việc chuyển giao đất giữa các bên như bạn đề cập chỉ là thỏa thuận bước đầu giữa các bên trước khi đặt cọc (nếu có đặt cọc) và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà thôi.

Về việc người chủ đất có thể một bên vẫn nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, một bên vẫn bán lô đất ảo thực tế đã thuộc về người khác hay không thì: nếu phía chủ đầu tư tiến hành các thủ tục nhận chuyển nhượng chặt chẽ về mặt pháp lý, hoàn toàn có thể tránh được rủi ro này.

Cụ thể, trước khi quyết định nhận chuyển nhượng cũng như đặt cọc, chủ đầu tư nên yêu cầu chủ đất xuất trình sổ đỏ thửa đất hoặc bản sao có chứng thực trong thời gian gần nhất để biết được người đang giao dịch đích thực là người đang đứng tên trên sổ đỏ, đồng thời kiểm tra với chính quyền địa phương về việc đất có tranh chấp hay không rồi mới tiến hành đặt cọc và ký hợp đồng chuyển nhượng.

Khi chính thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan công chứng hoặc tại chính quyền địa phương, chủ đất phải xuất trình bản chính sổ đỏ và giấy tờ tùy thân để các cơ quan này đối chiếu.

Theo đó, trường hợp đất đã được chuyển nhượng trước đó thì sẽ không có bản chính sổ đỏ để xuất trình, theo đó bộ hồ sơ chuyển nhượng là không hợp lệ nên hợp đồng sẽ không được chứng nhận và giao dịch xem như không được xác lập.

Trong trường hợp này, bên nhận chuyển nhượng có thể yêu cầu bên kia đền cọc (nếu có đặt cọc) và thực hiện giao dịch với đúng người đứng tên sổ đỏ thửa đất.

Cùng Danh Mục:

Tư vấn lấy lại nhà đã trưng dụng; phải làm gì khi đất của mình bị cấp nhầm cho người khác?
Tư vấn về Bị kê biên khi nhờ người khác đứng tên mua nhà; cha mất không để lại di chúc, mẹ có thể mộ...
Tư vấn về di chúc chung của cha mẹ bắt đầu có hiệu lực từ khi nào; về việc cấp sổ đỏ thửa đất có diệ...
Tư vấn việc có được khai nhận thừa kế đất nằm trong quy hoạch; tặng nhà cho con có phải lập thành vă...
Tư vấn vì sao nhà trong lộ giới hẻm vẫn được sửa; trong hợp đồng tặng cho và mua bán, cái nào lợi hơ...
Tư vấn về việc đất không có di chúc phải chia thế nào; nếu xuất cảnh có được giữ quyền sử dụng đất?

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *