Nhà trọ sinh viên và kinh nghiệm thuê nhà trọ sinh viên

Hướng dẫn tìm nhà trọ cho sinh viên

Vị trí  & an ninh

Đây là việc đầu tiên cần phải tính đến khi đi thuê nhà trọ, để có được nhà trọ tốt thì: đừng nên ở nơi có quá nhiều thành phần phức tạp như chợ, bến xe, nhưng cũng đừng quá vắng vẻ như các khu nhà trọ ở khu đất trống. Bạn  nên chọn vị trí nhà trọ cách từ 100-300 mét các khu vực trường học, chợ.

Gia chủ quyết định khá lớn đến an ninh của khu trọ. Do vậy khi đi thuê cũng cần phải tìm hiểu thêm cả gia chủ. Nên tìm hiểu thông tin từ cả những người đang thuê ở đó hoặc người dân xung quanh một cách khéo léo về an ninh nhà trọ ở khu vực bạn định thuê.

Đi lại

Lưu ý các tuyến xe buýt quanh đó có thuận tiện không. Thực tế ai cũng muốn có vị trí gần trường học hoặc nơi làm việc nhưng không nhất thiết phải quá gần. Bởi vì càng gần thì từ diện tích, điện, nước,… cũng bị đẩy giá nên rất cao. Nên cách trường học hoặc nơi làm việc từ 500-1km và phải thuận tiện về giao thông, tránh tắc đường, đèn đỏ. Nhiều bạn có sở thích thuê phòng ở xa. Điều đó không nhưng gây lãng phí về chi phí đi lại, mà còn làm bạn mất một lượng lớn thời gian.

Chúng ta hãy thử làm phép tính: nếu 1 ngày đi học hoặc đi làm mất 5 cây số cả đi lẫn về thì chúng ta sẽ phải đi 10 km/ ngày, 300 km/ tháng và lãng phí thời gian cho việc này 40 phút/ngày.

Định mức tiêu hao xăng dầu cho các loại xe máy trong đô thị vào khoảng 5 lít/ 100 km (đi tốc độ chậm trong đô thị). Như vậy mỗi tháng bạn sẽ phải đổ ít nhất 15 lít xăng cho việc đến trường với giá 19.200 đồng (giá xăng đang tăng). Vậy là hàng tháng bạn phải gần 300 ngàn (đấy là chưa kể khấu hao xe và bạn không chỉ đến mỗi trường học không đâu).

40 phút/ngày =>  20 giờ/tháng (giờ làm việc). Vậy là mỗi tháng bạn mất đi 3 ngày làm việc đấy!

Chất lượng nhà trọ 

Hãy xem xét kỹ càng để đảm bảo các yếu tố về điện, nước, thiết bị, tường ngói,… hoạt động tốt và an toàn sau khi thuê. Bạn đừng quá tham lam về diện tích của nhà trọ, vì điều này sẽ làm cho bạn gặp khó khăn trong việc cân nhắc, giá đất và giá xây dựng quá đắt do vậy thông thường khi xây nhà trọ các nhà đầu tư đã tính toán rồi. Mà bạn hãy xem các hạng mục phụ trợ có tốt không, có gần không. Các dịch vụ hỗ trợ cũng rất quan trọng như khu ăn uống, công viên, giải khát, internet, wifi…

Giá cả

Đối với các bạn sinh viên hay tầng lớp công nhân thì giá cả là một vấn đề lớn. Giá nhà trọ tùy mỗi khu vực quận huyện sẽ cao thấp khác nhau, vì vậy bạn phải xác định địa điểm thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Trong trường hợp bạn cảm thấy giá quá cao so với khả năng, hãy nghĩ đến giải pháp tìm người ở ghép. Ở ghép sẽ giảm được chi phí đáng kể cho mỗi người, và bạn sẽ có được những người bạn thân thiết để cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khi khó khăn. Không nên tìm người ở ghép là người lạ để tránh bị lừa.

Hợp đồng thuê nhà: Bạn nên tìm hiểu kỹ về hợp đồng thuê nhà (bằng cách tìm kiếm trên google với từ khóa “hợp đồng thuê nhà”), để tránh rắc rối phát sinh trong quá trình thuê nên nhờ anh chị hoặc người có kinh nghiệm đi cùng để giúp đỡ bạn.

Cách tìm nhà trọ

Có nhiều phương án để bạn lựa chọn: đi tìm trực tiếp, tìm thông tin online, thông qua môi giới (với bên môi giới các bạn chú ý tìm hiểu kỹ xem đối tác có uy tín không, có gì đảm bảo không – nhờ đó bạn sẽ rất tiện lợi và thuê được phòng tốt theo tiêu chí của mình. Bạn nên thỏa thuận trước chi phí dịch vụ với bên môi giới). Hiện nay cách tìm nhà trọ online được nhiều người sử dụng và hiệu quả hơn rất nhiều với ưu điểm không tốn nhiều công sức lẫn chi phí như khi tìm nhà trọ trực tiếp, có nhiều thông tin phòng hơn và cạnh tranh hơn nên dễ thuê được nhà trọ giá rẻ hơn.

55d55c719ae45_1440046193

Lời khuyên cho tân sinh viên khi thuê nhà trọ

Thuê gần trường luôn là lựa chọn tối ưu

Nhiều bạn tân sinh viên chọn đến thuê trọ cùng với các anh/chị, hay bạn thân khi bắt đầu nhập học. Tuy nhiên, do mật độ phương tiện lưu thông dày đặc nên việc đi lại trong thành phố lớn và đông đúc như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… là không đơn giản. Thuê trọ ở xa khiến các bạn sinh viên mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để có thể đến trường.

Ở thành phố lớn, chuyện tắc đường thường xuyên xảy ra khiến cho việc đi lại, di chuyển trở nên khó khăn nhất là trong giờ cao điểm. Không những thế, ở xa trường bạn sẽ phải mất thêm 1 khoản chi phí, thời gian và công sức đi lại. Vì vậy, bạn nên tìm thuê 1 nhà trọ gần trường, càng gần càng tốt để có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. 1 khảo sát trong môn Xã hội học của SV Học viện Báo chí Tuyên truyền cho thấy: Khả năng sinh viên ở gần trường trong khoảng thời gian lâu dài cao hơn rất nhiều so với những sinh viên ở xa trường.

Dành thời gian để xem xét kỹ ngôi nhà

Đừng thuê nhà quá vội vàng! Bạn và gia đình hãy dành thời gian để quan sát kỹ về nơi ở và nấu ăn, phơi quần áo, để xe cộ trong khu nhà bạn muốn thuê. Vấn đề an ninh rất quan trọng cho tân sinh viên sống ở nhà trọ. Rất nhiều vụ trộm cắp laptop, xe máy, tiền, điện thoại… của sinh viên đã để lại 1 nỗi ám ảnh đối với bất cứ bạn sinh viên nào. Hoặc đơn giản là vụ trộm vặt quần áo, phụ kiện cũng gây khó chịu và bất an cho nhiều sinh viên. Vì vậy, hãy chọn thuê ở 1 xóm trọ đảm bảo an ninh, cổng cửa chắc chắn.

Trao đổi trước với chủ nhà về tất cả những chi phí

Hãy trao đổi và làm hợp đồng trước về tất cả các chi phí phát sinh khi ở tại nhà, bao gồm tiền phòng, tiền điện nước, mạng internet, truyền hình cáp và các chi phí khác. Bạn nên làm hợp đồng với chủ nhà về các khoản thu để tránh những khoản chi phí tiềm ẩn và phát sinh trong quá trình ở trọ.

Tìm hiểu trước về nội quy xóm trọ

Hãy đọc nội quy nhà trọ (nếu được ghi trên giấy) hoặc hỏi trước chủ nhà về nội quy xóm trọ bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp đến bạn như: giờ giấc đóng cửa, hay việc cho phép bạn bè đến chơi. Việc chuyển đến ở trọ mà chưa biết rõ nội quy sẽ làm nhiều tân sinh viên vỡ mộng.

Ở trọ và bắt đầu cuộc sống tự lập chưa bao giờ là dễ dàng đối với bất kỳ bạn sinh viên nào, ngay cả với những người đã đi làm. Vì vậy, việc cẩn thận khi chọn nhà trọ, sống chan hòa với mọi người ở xóm trọ sẽ giúp bạn có 1 khoảng thời gian ở trọ với nhiều kỷ niệm đẹp.

Kinh nghiệm chọn nhà trọ cho sinh viên

Một số lưu ý trước khi xem xét có thuê nhà trọ ở ngoài hay không:

  • Khi tìm nhà trọ, các bạn phải lưu ý đến hướng phòng, số lượng cũng như vị trí các ô cửa sổ, loại nhà blô xi măng (rất nóng, nên hạn chế thuê loại nhà này) hay nhà trần, cảnh quan hoặc các nhà xung quanh. Phải đảm bảo không gian sống thoái mái, rộng rãi, khô ráo, thoáng đãng và tiện nghi
  • Kiểm tra hệ thống điện, đặc biệt nước có phải là nước máy hay không (không nên dùng nước giếng khoan), có cấp nước được thường xuyên không (cái này hỏi người đã thuê từ trước) vì nếu mất thường thường xuyên thì rất khó chịu và bức bối đó. Đương nhiên cũng phải hỏi xem giá cả điện nước như nào có hợp lý không. Có mạng không, nếu có thì mạng mạnh hay yếu, giá cả bao nhiêu / tháng?
  • Hỏi hàng xóm, dân cư xung quanh xem có hay bị ngập lụt không? An ninh như thế nào?
  • Nếu có nhiều thời gian nên đến xem nhà nhiều lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày để có cái nhìn toàn cảnh về nơi mình sinh sống
  • Khoảng cách: thông thường càng gần trường thì giá cả càng cao. Mình khuyên nên ở gần trường một chút để có việc gì trong trường đi lại cũng thuận tiện hơn.

Bây giờ ta cùng xét từng trường hợp cụ thể:

Ở ghép cùng chủ: thường được các bạn nữ ưu tiên lựa chọn

Ưu điểm: ở cùng với gia chủ nên được chủ nhà quan tâm chăm sóc. An ninh được đảm bảo cũng như các vấn đề phát sinh trong nhà trọ được xử lí đơn giản, dễ dàng hơn. Cơ sở vật chất cũng tương đối đầy đủ so với các loại nhà trọ khác. Không gian sống thường thoải mái, rộng rãi và thoáng mát hơn. Nhiều chỗ sẽ có ban công, sân chơi, chỗ để xe thuận tiện, thậm chí là cả vườn tược…

Nhược điểm: đi lại giờ giấc không được thoải mái, cách ứng xử cũng như lối sống của bản thân phải giữ chẽ: đi nhẹ nói khẽ hạn chế ồn ào. Hạn chế chơi bời mời bạn bè qua phòng. Gặp chủ tốt thì không sao chứ chủ xấu thì rất nguy hiểm. Giá cả tùy vào điều kiện cơ sở vật chất nhưng thường cao hơn một chút so với các loại phòng khác.

Nhà trọ tự quản lý:

Có hai loại nhà trọ là nhà trọ khép kín và không khép kín. Loại khép kín sinh hoạt sẽ thoải mái thuận tiện nhưng giá sẽ cao hơn. Loại không khép kín thì ngược lại.

Ưu điểm: ở xóm trọ nên thường rất đông vui, mọi người trong xóm có thể đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như học tập. Nếu chọn ở đây thì nên chọn những xóm có quy mô vừa đủ khoảng chục phòng, nên có các sinh viên khóa trên để học hỏi kinh nghiệm. Giá cả phải chăng hơn, việc đi lại, sinh hoạt cũng tự do thoải mái hơn.

Nhược điểm: do xóm có nhiều người nên đôi khi xảy ra mâu thuẫn, phiền lòng. Cơ sở vật chất thường không tốt bằng ở chung với chủ. Đặc biệt điện nước ở đây giá khá cao so với giá chính thức của nhà nước. Vấn đề an ninh cũng không đảm bảo bằng ở chung với chủ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *