Cho thuê phòng trọ và kinh nghiệm cho thuê phòng trọ

Bật mí từ sinh viên

Thuê nhà riêng rồi cho thuê lại

Trong thời buổi bão giá như hiện nay, giá phòng trọ liên tục tăng cộng với nhiều chi phí như tiền điện, tiền nước, tiền gửi xe, tiền mạng,… khiến nhiều sinh viên rơi vào khó khăn về tài chính; cộng với việc chủ phòng trọ khó tính, giờ giấc đi lại không thoải mái làm cho nhiều sinh viên chán nản cảnh đi ở thuê.

Tuy nhiên, trong “cái khó ló cái khôn”, sinh viên lại nghĩ lại dịch vụ kinh doanh từ chính phòng trọ của mình vừa giảm chi phí thuê phòng lại vừa có thêm thu nhập.

Sinh viên mạnh dạn đầu tư 5 triệu đồng để thuê một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cự Lộc, Hà Nội. Tầng 1 rộng rãi được dành để làm chỗ để xe và khu bếp nấu ăn cho 2 phòng ở tầng 2, tầng 2 và tầng 3 có 4 phòng, trong đó 1 phòng Trang dùng để ở, còn lại 3 phòng cho sinh viên thuê lại. Riêng tầng 5 để phơi đồ và nấu ăn cho các phòng ở tầng 3.

Cho sinh viên thuê lại với giá cả hợp lý 1,6 triệu đồng/phòng có thể ở 2 – 3 người, nước 40 nghìn đồng/người/tháng, điện 2000 đồng/số, mỗi tháng trừ đi tiền phòng phải trả 5 triệu đồng, Trang cũng dư thêm khoảng 1 triệu đồng để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Số tiền này không nhiều nhưng bù lại, Trang vừa không phải lo tiền nhà mà vẫn có tiền dư, lại thoải mái giờ giấc sinh hoạt.

Quang Nam lại là một trường hợp khác. Vào cuối năm học thứ 3, trong lúc loay hoay tìm phòng trọ, Nam được người quen giới thiệu cho một ngôi nhà 3 tầng ở đường La Thành. Ngôi nhà sạch sẽ, có đầy đủ tiện nghi như tủ lạnh, máy giặt, nóng lạnh… do chủ nhà để lại. Tuy nhà cách xa trường nhưng Nam vẫn quyết định thuê lại.

Nam cùng một người bạn của mình đứng ra hùn tiền thuê nhà chung với số tiền 4 triệu đồng/tháng, tiền nhà trả trước 3 tháng một lần. Nhà có 3 phòng, 1 phòng hai bạn ở chung, còn lại cho thuê 2 phòng tầng 2. Để tránh ồn ào và đảm bảo an ninh, Nam chỉ cho người quen thuê lại phòng. Do cũng là chỗ quen biết nên Nam chấp nhận cho thuê với giá phải chăng, chủ yếu không phải lo tiền phòng hàng tháng là được.

Kinh doanh phòng thi đại học

Kỳ tuyển sinh đại học vào đúng dịp nghỉ hè, phòng trọ lại gần trường học nên nhiều sinh viên nghĩ ra dịch vụ cho thuê phòng thi đại học. Trong 4, 5 ngày mà lại kiếm được khoản tiền kha khá nên dịch vụ cho thuê phòng mùa thi đang trở thành công việc kinh doanh “lãi lớn” được nhiều sinh viên lựa chọn.

Phòng trọ ở gần Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, mà chủ nhà lại ở xa nên Thu Thủy nghĩ ra kế hoạch kinh doanh dịp thi đại học, cao đẳng. Do đi làm thêm cả ngày, chỉ tối về ngủ nên cũng không ảnh hưởng gì đến giờ giấc sinh hoạt, Thủy cho thí sinh thuê 100 nghìn đồng/ngày.

Phòng trường hợp chủ nhà đến bất ngờ, Thủy dặn trước với người nhà thí sinh khi có ai hỏi phải nói là họ hàng dưới quê lên chơi. Tính ra trong 4 ngày thi đại học, Thủy cũng có thêm 400 nghìn đồng để bù vào tiền thuê phòng.

Không ở chung phòng với sĩ tử như Thủy, Anh Tuấn (sinh viên Đại học Công đoàn) lại nghĩ ra cách chuyển qua phòng bên cạnh ở để cho thuê lại phòng. Chẳng là phòng bên có hai người thì một bạn về quê nghỉ hè nên Tuấn và bạn phòng bên lên kế hoạch ở ghép trong mấy ngày thi đại học để cho thuê lại phòng. Tuấn chỉ chuyển một số quần áo, đồ dùng cần thiết qua phòng bên, còn lại vẫn giữ nguyên để cho thuê lại. Trong mấy ngày thi, hai bạn cũng kiếm được khoản kha khá để sinh hoạt.

Cảnh giác khi kinh doanh phòng cho thuê

Việc cho thuê phòng trọ không hề đơn giản, nhiều sinh viên rơi vào cảnh “dở khóc” với công việc kinh doanh này.

Trang chia sẻ thêm về khó khăn trong lần đầu kinh doanh, Trang cho biết: “Lần đầu tiên kinh doanh nên mình chưa có kinh nghiệm. Cuối tháng có 1 phòng chuyển đi bất ngờ nên mình chưa tìm được người ở, tháng đó cũng bù lỗ thêm gần 2 triệu đồng tiền nhà. Sau lần đó, mình rút ra kinh nghiệm để các bạn đặt cọc trước nửa tháng tiền nhà và yêu cầu thông báo trả phòng trước 1 tháng”.

Không gặp phải tình huống như Trang, Nam lại bị sinh viên nghỉ hè về quê xù luôn tiền phòng “Do tin tưởng các bạn ở lâu, nên khi các bạn chuyển đi còn thiếu tiền phòng mình cho khất lại, sau đó không thấy liên lạc được nữa”.

Còn Thủy, sau ngày đầu cho thí sinh và người nhà thuê chung phòng, tối đi làm về mới sững sờ khi thấy đồ đạc bị đem ra làm của chung, bày bừa bộn khắp nhà. Vốn tính gọn gàng nên đi làm về chưa kịp nghỉ ngơi, Thủy lại hì hục đi dọn dẹp lại phòng. “Kiếm được chút tiền nhưng cũng mệt bở hơi” – Thủy chia sẻ thêm.

Không chỉ phải bù tiền hay bị xù tiền phòng, nhiều chủ nhà sinh viên còn gặp phải kẻ gian lừa đảo, lấy trộm đồ. Thêm vào đó là việc quản lý an ninh, giữ trật tự, vệ sinh cũng khiến nhiều chủ nhà sinh viên vất vả.

Những tuyệt chiêu thuê phòng trọ của sinh viên

Thuê trọ kiểu “lệch giờ”

Nhiều sinh viên luôn tìm cách tiết kiệm tiền phòng trọ để giảm chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập xa nhà. Một cách khá độc đáo được không ít sinh viên áp dụng là tìm những bạn bè, đối tượng vừa đi học, đi làm trái ngược ca nhau để ở cùng.

Bạn Nguyễn Văn Lọc, sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự, đi làm cả ngày và chỉ ở nhà buổi tối. Vì vậy, Lọc tìm bạn cùng phòng có giờ giấc sinh hoạt lệch với mình là Nguyễn Văn Thành (đại học Thuỷ Lợi) và hai người bạn cùng lớp đi làm ca tối từ 21h tối đến 6h sáng để ở cùng.

Nếu bốn người ở một phòng 12m2 sẽ rất chật chội nhưng do thời gian học và làm việc lệch nhau nên thường chỉ tối đa có hai người ở phòng cùng một lúc nên vấn đề chật chội đã được giải quyết.

Việc nhiều người thuê chung một căn phòng cũng giúp tiền thuê nhà giảm xuống đáng kể. Căn phòng rộng 12m2 mà Lọc và ba người bạn bạn thuê có giá 1,2 triệu đồng/tháng nên tính ra mỗi người chỉ phải đóng 300.000 đồng cộng với tiền nước, tiền điện.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện tuyệt chiêu này cần phải có chủ trọ dễ tính hoặc khu trọ không ở cùng với chủ. Dù khéo sắp xếp nhưng cũng không thể tránh có lúc bốn người cùng ở trong phòng nên sẽ rất chật chội.

55d57105b1128_1440051461

Thuê hẳn một tòa nhà 4 tầng

Nguyễn Văn Đô, sinh viên trường ĐH Hà Nội, thì không thích chiêu thuê trọ “lệch giờ” như ở trên. Cậu cùng ba người bạn đã thuê hẳn một căn nhà 4 tầng tại Phùng Khoang (Hà Nội). Sau đó, Đô gọi các em hoặc bạn bè cùng quê tới ở cùng.

Căn nhà 4 tầng Đô thuê trọn gói có tới 15 người cùng ở. Tất cả các tiện nghi có đầy đủ: điều hòa, máy giặt, tủ lạnh… Đô cho biết: “Thuê cả khu nhà sẽ tiết kiệm được tiền nước, điện, mạng Internet, tiền vệ sinh bởi tất cả đều tính theo hộ gia đình chứ không tính cao như phòng trọ cho thuê đơn lẻ”.

Căn nhà cậu và nhóm bạn thuê có giá 5 triệu đồng/tháng. Tính trung bình, một người chỉ mất 500.000 đồng/tháng gồm cả tiền nhà và tiền điện nước sinh hoạt. Hơn nữa, do ở chung nên tiền ăn hàng tháng cũng rẻ hơn rất nhiều.

Đô cho hay: “Mình phân công công việc sinh hoạt, dọn vệ sinh cho từng người. Đến phiên ai người đó sẽ phải làm. Thường thì cứ hai người nấu ăn trong 2 ngày rồi thay phiên nhau. Vấn đề an ninh cũng yên tâm bởi toàn là bạn bè, anh em cùng quê nên không bị mất trộm bao giờ”.

Bạn cùng phòng Đô cho biết: “Ở như thế này thoải mái, đầy đủ tiện nghi lại rẻ. Nhưng do số lượng người đông nên nhiều khi cũng hơi bất tiện. Mọi người cũng ý thức phải tôn trọng không gian riêng cho nhau nên ít khi mời bạn bè về đây tổ chức ăn uống hay liên hoan”.

Tự làm “ông chủ”

Một chiêu thuê trọ giá rẻ khác được coi là phiên bản nâng cao của cách thuê trọn gói một căn nhà, đó là một số bạn bỏ tiền ra thuê nhà rồi đứng lên làm chủ cho người khác thuê. Để thực hiện được cách này, “ông chủ” sinh viên cần tự bỏ ra một khoản tiền khá lớn để thuê trọn gói một căn nhà nhưng sau đó có thể kiếm lời từ việc cho thuê lại.

Như trường hợp của sinh viên Nguyễn Văn Lâm (Đại học Công nghiệp Hà Nội), khi nghe chị họ nói có người bạn muốn cho thuê lại căn nhà 3 tầng ở khu Cổ Nhuế với giá 5 triệu đồng, Lâm bỗng nảy ra ý định thuê lại căn nhà và kinh doanh phòng trọ.

Căn nhà 3 tầng Lâm thuê, mỗi tầng rộng chừng 30m2, chia làm 6 phòng tất cả, nằm trong ngõ nên rất yên tĩnh. Lâm cho bạn bè thuê lại, nếu còn trống phòng thì treo biển cho sinh viên thuê.

Mỗi phòng Lâm cho thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Lâm còn kinh doanh cả nước và điện, mạng, trông xe. Giá điện từ gần 2.000đ/số lên 3.500đồng/số, nước từ 4.000đ/m3 lên 15.000đ/m3. Còn tiền mạng lấy 70.000 đồng/phòng. Nói tóm lại là Lâm trở thành một chủ phòng trọ thực sự.

Hàng tháng, các phòng trả tiền cho Lâm. Trừ đi 5 triệu tiền thuê cho chủ phòng trọ xịn, còn lại là tiền lãi Lâm được hưởng.

Lâm chia sẻ: “Tính ra, mỗi tháng mình không những không mất tiền thuê phòng mà còn lãi được hơn 5 triệu đồng”.

Tuy nhiên, kinh doanh phòng trọ cũng không hề đơn giản. Làm ông chủ như Lâm nhiều khi cũng rơi vào cảnh điêu đứng. “Có lần 3 phòng đồng loạt chuyển đi, phòng để trống hai tháng sau mới có người chuyển đến. Phòng để trống, mình không lời lãi được gì mà vẫn phải trả 5 triệu tiền thuê nhà hàng tháng ”, Lâm cho biết.

Một số điều cần lưu ý khi tìm phòng trọ

Nên thuê phòng trọ gần trường học

Việc thuê phòng trọ gần trường học mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Bạn nên tìm phòng trọ cách trường học từ 1-2 km để thuận tiện đi lại, đồng thời giúp bạn tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí di chuyển.

Bên cạnh đó, việc trọ gần trường học còn giúp bạn dễ dàng tham gia các hoạt động ngoại khóa hay lên thư viện ôn tập vào những ngày nghỉ. Đồng thời còn giúp bạn tránh được cảnh tắc đường, chen chúc trên những chuyến xe bus chật chội giờ cao điểm và hạn chế việc bạn đi học muộn.

Hiện nay, xung quanh hầu hết các trường học đều có ký túc xá cũng như các khu trọ của người dân nên không khó để bạn có thể tìm được phòng trọ với yêu cầu trên. Tuy nhiên, giá cả phòng trọ tại những khu vực này lại là một yếu tố quan trọng bạn nên xem xét.

Đối với tân sinh viên thì ký túc xá là lựa chọn tốt nhất

Với tân sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm phòng cũng như sống riêng thì ký túc xá sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn. Ở ký túc xá bạn có thể yên tâm về vấn đề đi lại bởi hầu hết các ký túc xá đều gần trường.

Ưu điểm cho những ai ở ký túc xá đó là được gần gũi với nhiều bạn, giúp đỡ nhau trong đời sống, sinh hoạt cũng như học tập. Bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn hay khó khăn những lúc ốm đau.

Bạn có thể cập nhật những thông tin mới nhất về trường lớp, các hoạt động nhanh nhất tại môi trường ký túc này. Ký túc xá còn giúp bạn rèn luyện cách sống, kỹ năng giao tiếp do bạn có thể tiếp xúc và sinh hoạt với nhiều người, nhiều tính cách khác nhau.

Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng, an ninh trong ký túc xá không được đảm bảo chắc chắn, có thể xảy ra tình trạng trộm cắp. Đồng thời,ở ký túc xá sẽ khó còn cái gọi là không gian riêng dành cho bạn cũng như bạn cần phải khéo léo ứng xử trong nhiều tình huống khi sống chung với nhiều người.

Nên khảo sát giá phòng trọ trước khi thuê

Để giúp bạn tránh tình trạng bị chủ nhà ép giá cao, bạn nên khảo sát giá phòng trọ trước khi quyết định thuê phòng. Vậy khảo sát bằng cách nào?

Bạn có thể khảo sát thực tế tại khu vực mà bạn muốn thuê phòng. Để thuê phòng trọ bạn nên tính toán mức phí sinh hoạt bố mẹ cho mỗi tháng là bao nhiêu và xem xét mình cần phòng trọ như thế nào?

Bạn nên khảo sát giá phòng với từng loại phòng như: phòng trọ trong dãy phòng trọ sinh viên, phòng ở chung nhà với chủ, phòng ở nhà nguyên căn, hay phòng ở chung cư. Phòng khép kín hay không khép kín? Phòng có gác xép hay không có gác xép ? Phòng có thể ở được mấy người ?…

Sau đó, tùy theo lựa chọn của bạn để có thể tìm được căn phòng đúng yêu cầu với mức giá rẻ nhất nhé. Bạn cũng cần hỏi thăm những người đang thuê phòng trọ ở đó và xem mức giá mà nhà chủ đưa ra cho bạn có bị chênh lệch không để cân nhắc lại.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *