Nhà đất Ninh Bình và kinh nghiệm mua bán nhà đất Ninh Bình

Giới thiệu về Ninh Bình

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung.

  • Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam;
  • Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy;
  • Phía tây giáp Thanh Hóa;
  • Phía nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ);
  • Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.

Giao thông

Quốc lộ 10 vào thành phố Ninh Bình.

Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, có 5 quốc lộ (trong đó có 3 quốc lộ khởi đầu và 2 quốc lộ đi qua) dàn đều trên tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh:

  • Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km;
  • Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn;
  • Quốc lộ 12B nối từ vùng biển Kim Sơn, qua Yên Mô gặp Quốc lộ 1A tại thành phố Tam Điệp qua Nho Quan tới các tỉnh vùng Tây Bắc;
  • Quốc lộ 38B nối Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư tới Hải Dương;
  • Quốc lộ 45 nối Nho Quan với Thanh Hóa.

Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình – Cầu Giẽ; Ninh Bình – Thanh Hóa và Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh.

Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.

Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Gián Khẩu, cảng tổng hợp Kim Sơn và cảng Phát Diệm… Hệ thống đường thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km.

Có 4 cảng chính do trung ương quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng ICD Phúc Lộc và cảng Cầu Yên. Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã được nâng cấp là cảng chuyên dụng. Các bến xếp dỡ hàng hoá, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông.

Một số Cầu thông suốt giao thông có quy mô lớn như: cầu Ninh Bình, cầu Non Nước, cầu Gián Khẩu, cầu Trại Mễ, cầu Trường Yên, cầu Kim Chính.

Kinh tế

Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2011: Công nghiệp – xây dựng: 46,35%; Nông, lâm – ngư nghiệp: 13,9%; Dịch vụ: 39,6%.

55dd3702115ae_1440560898

Các bước cần thực hiện khi

Xem đất

Trong quá trình xem nhà, bạn nên chọn lọc thông tin thât kỹ nhằm tránh mất thời gian, cụ thể như sau:

Tìm thông tin trên mạng, trên báo chí, từ người quen. Hãy tìm đến những website uy tín, có đầu tư thời gian chăm chút cho thông tin, cho chia sẻ kiến thức. Có nhiều người nói rằng họ chỉ mua nhà từ chính chủ để tránh mất thêm phí môi giới, điều này thì tốt thôi nhưng bạn biết rằng, không có , bạn có thể không biết đàm phán về gía, không biết phân tích nhà tốt hay xấu… mà giá cả thì vô chừng, vậy liệu bạn đang được hay mất? Điều này để tụ bạn cân nhắc vậy.

Trước khi tìm nhà, bạn hãy liệt kê ra một danh sách những điểm, những tiêu chuẩn mà nhà bạn cần phải có như: số tiền mua nhà, vị trí tọa lạc, diện tích, các tiện ích xung quanh…

Đặt cọc hay không đặt cọc?

Khi chọn được nhà thỏa những tiêu chí mà bạn đưa ra, tiếp theo là yêu cầu bên bán cho xem giấy chững nhận sở hữu . Ngoại trừ một số người có ít tiền mà chấp nhận mua nhà “giấy tay”, đất phải có sổ đỏ, nhà phải có giấy hồng và nhiệm vụ của bạn là phải xác minh sổ này là giả hay thật. Cách xem nhanh là xem chữ trên các sổ này phải rõ nét, màu sắc hài hòa khong nhòe mờ, đặc biệt con dấu chìm phải nhìn rõ ràng và sắc nét. Nếu không rõ , bạn có thể nhờ người có nhiều kinh nghiệm giúp trong bước này.

Sổ đỏ hay sổ hồng phải được cấp riêng cho nhà bạn định mua

Hiện nay có nhiều trường hợp , đất  chưa tách sổ riêng gọi là sổ chung được người bán hứa là đang làm hoặc sẽ ra nhanh thôi, ngay khi mua xong. Không nên tin những trường hợp này, thưc tế có rất nhiều trường hợp tiến không được. Lùi không xong vì chờ hoài mà bên bán không là sổ riêng, không chỉ nhà đất nhỏ lẻ mà cả những dự án lớn của những công ty lớn với hàng ngàn đất nền hay căn hộ.

Đừng bao giờ chấp nhận lý do “đang chờ ra sổ riêng”, bạn đừng đếm gà khi trứng chưa nở, làm sao mà biết đến khi nào mới có sổ riêng. Do đó, khi bạn nghe những từ như:” đang chờ ra sổ riêng, giấy tay, sổ chung” thì bạn có thể lịch sự xin phép ra về. Bởi, pháp luật không công nhận hình thức mua bán theo những dạng này. Xin nói thêm, khi bạn mua đất bằng những hình thức giấy tay, sổ chung, đồng nghĩa với việc đất của bạn lọt thỏm trong mảnh đất lớn, mà mảnh đất lớn này lại do người khác đứng tên, giống như bạn đang ở trọ vậy, nếu có chuyện gì xảy ra thì pháp luật không thể căn cứ trên hợp đồng giấy tay này để giải quyết giúp bạn.

Nếu bạn lỡ đặt cọc, bạn có khả năng mất tiền, cho dù người mua có ghi trong hợp đồng đền 1 gấp 2 lần số tiền trên, bạn cũng khó lòng đòi lại được.

Giải thích thì dài dòng, tóm lại bạn nên nhớ là phải xem được sổ riêng bản gốc rồi mới đặt cọc.

Lăn tay công chứng

Đến ngày làm “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Bạn nên yêu cầu “lăn tay tại phòng công chứng” khi bạn giao hết số tiền còn lại. Nhớ mang về một bản.

Chỉ có đất đã có sổ riêng thì bên bán mới dám dẫn bạn đến phòng công chứng để lăn tay. Điều này, giúp bạn tránh được những trường hợp mà pháp luật không công nhận, đó là: “tránh được tình trạng mua bán dưới hình thức sổ chung, giấy tay”.

Việc ra phòng công chứng và lấy bản photo công chứng của sổ đỏ/sổ hồng không là mất nhiều thời gian cũng như tiêfn bạc của bạn, hãy làm việc này  vì nó rất cần thiết, bạn không có nhiều chuyên môn cũng như kinh nghiệm, hãy giao việc này cho phòng công chứng, hãy để họ chịu trách nhiệm thay cho bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *