Thành phố mới Bình Dương và kinh nghiệm mua bán nhà đất Bình Dương
Trong tất cả các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, yếu tố về đường giao thông là quan trọng nhất. Những dự án có vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện thường có giá cao hơn và thanh khoản tốt hơn so với các dự án khác.
Giới thiệu về tỉnh Bình Dương
Kinh tế
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu cả nước với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may, hàng giày dép, mủ cao su,…). So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 178 triệu đô la Mỹ, tăng 5% và tăng 11,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 987 triệu đô la Mỹ, tăng 5,9% và tăng 7,2% so với cùng kỳ.
Lũy kế 10 tháng năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ 589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và 107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng trước, tăng 24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%
Giao thông
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Tỉnh lộ 741 từ Thủ Dầu Một đi Phước Long… và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh nghiệm khi mua nhà chung cư
Kết nối giao thông
Điểm đầu tiên cũng là quan trọng nhất mà những người có kinh nghiệm khuyên khi mua nhà đất chung cư là địa điểm.
Cụ thể là việc đi lại giữa căn hộ bạn ở và các khu vực khác có dễ dàng thuận tiện hay không. Khoảng cách từ dự án căn hộ đến trung tâm thành phố phải gần, có đường đi tốt. Tuy vậy, khoảng cách nếu có xa một chút nhưng xung quanh dự án có đầy đủ các yếu tố phụ trợ, giao thông thuận lợi thì bạn còn cần phải đi đâu xa nữa?
Phong thủy là gió và nước
“Tiền thủy, hậu sơn”, “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”…, các chủ đầu tư lớn đều mạnh tay đầu tư trong khu đô thị của mình những dòng sông, ngọn núi để gia tăng giá trị cho dự án lên gấp nhiều lần.
Người xưa có những câu nói bất hủ mà cho đến giờ với khoa học phát triển vượt bậc ta cũng không phủ nhận được: “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” tất cả mọi người ai cũng hiểu câu nói này nhưng các công ty lớn mạnh về tiền họ luôn đi trước mà chọn cho mình những khu đất đắc địa nhất, được vị trí tốt, cơ hội thành công đã đến với bạn một nửa.
Môi trường sống
Căn hộ hay nhà bạn mua sẽ gắn bó với bạn gần như cả phần đời còn lại, thậm chí là cả con cháu của bạn nữa vì vậy, những tiêu chí môi trường như không khí, nước, con người tiếng ồn, mật độ dân cư… cần phải xem xét tổng thể và thật kỹ càng.
Hạ tầng xã hội
Chúng ta cần một ngôi nhà để ở. Nhưng hơn thế, chúng ta cần một môi trường tốt để sinh sống. Ở nơi đó có đầy đủ mọi tiện ích để phục vụ cho đời sống của gia đình bạn. Đó là trường học, siêu thị, bệnh viện, công viên… Các dự án lớn thường được đầu tư đồng bộ nên cư dân ở đó có thể tìm thấy mọi dịch vụ quanh nơi mình sinh sống. Các dự án nhỏ bị hạn chế ở mặt này. Theo kinh nghiệm của những người mua nhà chia sẻ thì với tình hình thị trường cạnh tranh như ngày nay, ở các dự án nhỏ, bạn vẫn có thể thấy sự hiện diện của trường mầm non, bể bơi, trung tâm thể thao, thậm chí là phòng khám, rạp chiếu phim… ngay bên trong tòa nhà chung cư.
Hạ tầng kỹ thuật nhà chung cư
Trong tất cả các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, yếu tố về đường giao thông là quan trọng nhất. Những dự án có vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện thường có giá cao hơn và thanh khoản tốt hơn so với các dự án khác.
Hàng xóm
Nếu nói về mua nhà hay căn hộ, chúng ta có thể bỏ qua điểm thứ 6 này nhưng bạn biết rằng ở Việt Nam cũng có rất nhiều quy định như quy dịnh về tiếng ồn, về giờ giấc sinh hoạt… nhưng đa phần là không thực thi, quy định chỉ cho có. Cá nhân tôi nhiều lần bị hàng xóm gây ồn ào, tham khảo trên mạng thì cũng có rất nhiều người bị tương tự nhưng không có cách giải quyết. Chính vì lý do này, nhất định bạn phải lưu tâm hàng xóm là ai và văn hóa như thế nào khi mua căn hộ hay mua nhà. Bạn có thể xem dự án giành cho ai, ở phân khúc nào; điều này thật khó nhưng bạn có thể căn cứ vào phân khúc căn hộ như nói ở trên và quy định riêng của ban quản lý tòa nhà.
Leave a Reply