Nhà đất Phú Yên và kinh nghiệm mua bán nhà đất Phú Yên

Vị trí của Phú Yên

  • Vị trí địa lý:

Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp Khánh Hoà, Tây giáp Đắc Lắc & Gia Lai, Đông giáp Biển Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, Tp Đà Nẵng 406km về phía Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh 561km về phía Nam. Phú Yên có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắc Lắc, phía Nam có cảng biển Vũng Rô có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT; sân bay Tuy Hoà nằm gần trung tâm thành phố có thể tiếp nhận máy bay cỡ lớn hoạt động.

Phú Yên là một tỉnh có đặc điểm địa lý khá phức tạp, với núi và đồng bằng xen kẽ nhau. Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.

Phú Yên phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông.

Trong các tỉnh duyên hải Nam trung bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên.

  • Địa hình

Phú Yên có 3 mặt là núi, phía bắc có dãy Cù Mông, phía nam là dãy Đèo Cả, phía tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía đông là biển Đông.

Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.

  • Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.

Thổ nhưỡng phong phú, có 9 nhóm đất, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 120 nghìn ha, khả năng mở rộng quy mô các loại cây trồng còn lớn. Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh, nguồn nước dồi dào là điều kiện tốt để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn.

  • Sông, suối

Có hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.

Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên).

  • Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông thuận lợi: nằm cạnh trục quốc lộ 1A đia qua Phú Yên và trục đường sắt Bắc-Nam. Có quốc lộ 25 và đường ĐT 645 nối với các tỉnh Tây Nguyên.

Tiềm năng kinh tế

  1. Tiềm năng du lịch

Phú Yên có nhiều di tích và điểm du lịch như Tháp Nhạn – núi Nhạn ở ngay trong lòng thị xã Tuy Hoà, soi bóng xuống dòng sông Đà Rằng. Từ thị xã đi về phía Bắc, du khách có thể đi thăm sông Cầu, khu du lịch biển Long Thuỷ – một vùng thiên nhiên mênh mông với đầm Ô Loan nước trong vắt, các đảo ven bờ biển như hòn Chúa, hòn Yến, bãi Tiên, chùa Đá Trắng. Đi về phía nam của Phú Yên là cảng Vũng Rô, bãi Xếp, bãi Tiên, ghềnh Đá Đĩa. Đi về hướng tây là khu rừng cấm suối Tar, gò Thì Thùng, nơi ghi lại các chiến tích chiến trường xưa của nhân dân Phú Yên, thác Yaly và thượng nguồn sông Hinh; suối nước nóng Phước Long, suối Tiên.

Phú Yên còn là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về phong tục, truyền thống văn hoá lễ hội, với những sắc thái văn hoá riêng như hát tuồng, hát bài chòi, các làn điệu hò miền biển, các lễ hội như hội đâm trâu, hội cồng chiêng, âm điệu đàn đá Tuy An… tất cả những điều này tạo cho Phú Yên một tiềm năng lớn về du lịch.

  1. Những lợi thế so sánh

Phú yên có các lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên các trục giao thông Bắc – Nam, có quốc lộ 1A, quốc lộ 25, đường sắt, đường không, đường thuỷ nối với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đồng thời tỉnh còn là cửa ngõ đối ngoại quan trọng đối với các tỉnh Tây Nguyên.

Phú Yên có bờ biển dài có thể phát triển các cảng hàng hoá, cảng cá, đóng tàu. Diện tích vùng nước lợ lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến khá dồi dào và có kinh nghiệm.

Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có thể hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, da, chế biến hạt điều, lắp ráp điện tử, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn cho tôm, cơ khí nông nghiệp…

Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản dồi dào, đa dạng, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến có quy mô vừa và nhỏ.

Có nhiều loại khoáng sản trữ lượng đủ cho sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản diatomite.

Với địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên tiềm năng phát triển thuỷ điện khá lớn, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận.

Tài nguyên nhân văn phong phú với nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nơi hội tụ của nhiều dân tộc hình thành các lễ hội phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch.

Làm thế nào để mua được nhà đúng pháp luật?

Hỏi: Trong năm nay, vợ chồng tôi sẽ mua nhà. Chúng tôi dự định mua nhà 1 trệt, 1 lầu hoặc có thể mua đất nền để tự xây nhà.

55d7ef806cd8e_1440214912

Tôi thật sự chưa hiểu về thủ tục, giấy tờ bắt buộc và cần thiết khi mua bán nhà đất. Đặc biệt là vấn đề muốn bán đất hoặc nhà thì bên bán cần có các loại giấy tờ gì? Quan trọng nhất là cái nào, nếu thiếu một trong các loại giấy tờ theo quy định thì có được không?

Theo tôi được biết, giấy tờ quan trọng nhất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Nếu mua nhà mà bên bán không có giấy này thì họ “bán chui” phải không?

Thêm nữa, bên bán nhà đất nói rằng sẽ bán bằng giấy viết tay mà không có hợp đồng mua bán thì có phải họ có vấn đề gì đó bất thường hoặc chưa có sổ hồng khiến họ phải thương lượng mua bán bằng giấy viết tay?

Mong luật sư tư vấn để sắp tới, tôi có thể đối chiếu khi mua và yên tâm hơn khi quyết định chọn mua nhà.

Trả lời:

Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, trước khi muốn mua đất hay mua nhà, bên mua cần xem bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất đó, cụ thể như sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ nếu được cấp trước năm 2005) hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ hồng).

– Trường hợp là nhà thì phải kèm theo những giấy tờ khác: thông báo và biên lại nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng.

– Bên cạnh đó, bên mua cần phải xem Chứng minh nhân dân của bên bán để xem họ có phải là chủ sở hữu hay không nhằm tránh trường hợp giao dịch với chủ thể không có thẩm quyền. Trường hợp này giao dịch sẽ vô hiệu.

Thứ hai là bên mua nên kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để biết tình trạng: có đang tranh chấp, thế chấp hay không? Có thuộc diện bị thu hồi hoặc quy hoạch dự án nào không?…

Thứ ba, về hình thức của giao dịch/hợp đồng nhà đất: Pháp luật quy định về hợp đồng giao dịch nhà ở: Điều 450 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà như sau: “Hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 93, Luật Nhà ở năm 2005: “Hợp đồng về nhà ở thì hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản”.

Theo đó, việc mua bán nhà đất chỉ bằng giấy viết tay không phù hợp về hình thức và thường chứa đựng nhiều rủi ro (nhất là đối với bên mua).

Nếu bên bán không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà đất nhưng bên mua vẫn đồng ý và tiến hành giao dịch thì không được coi là “bán chui”. Tuy nhiên, theo quy định của luật, từ năm 2004, khi tiến hành giao dịch bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Vì thế, trường hợp không có giấy tờ này mà phát sinh tranh chấp, giao dịch đó sẽ không được pháp luật công nhận và chứa nhiều rủi ro.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *