Cần mua nhà đất TPHCM và kinh nghiệm mua nhà Sài Gòn

và những điểm cần lưu ý

Những vấn đề cần bất động sản (BĐS) là thận trọng với những môi giới tự do, kiểm chứng lại thông tin họ cung cấp, làm rõ khoản đặt cọc, các chi phí…

Nhiều khách hàng hiện nay còn e ngại việc giao dịch nhà đất thông qua môi giới bởi không ít những người hành nghề môi giới tự do còn làm ăn chộp giật, thiếu trung thực. Rủi ro là chi phí không rõ ràng, giá bị đẩy cao hơn, nhà đất không rõ ràng về mặt pháp lý, thông tin cung cấp về sản phẩm có thể bị thổi phồng thiếu minh bạch…

1. Cảnh giác với những môi giới tự do

Khách mua nhà nên lưu ý việc lựa chọn môi giới, kiểm chứng các thông tin họ đưa ra và làm rõ những khoản chi phí khi giao dịch

Các môi giới tự do không làm việc cho sàn BĐS nào mà tự hành nghề giới thiệu bên bán với bên mua và ngược lại. Những các nhân như thế thường được xem là “cò”. Thông thường, đối tượng này không tiếp cận được với chính chủ nhà mà cần phải thông qua rất nhiều cầu môi giới khác. Nhiều họ thấy một mẩu tin chào bán trên mạng và tìm tới để tự làm công việc môi giới.

Nhằm tránh rủi ro, khách hàng nên tìm tới các đơn vị môi giới có uy tín, chuyên nghiệp, đủ điều kiện hoạt động. Với những dự án, bạn nên làm việc trực tiếp với các đơn vị phân phối trực tiếp của chủ đầu tư. Nếu qua môi giới, bạn nên biết họ đang chịu sự quản lý của sàn giao dịch, đơn vị nào. Khách hàng cần kiểm tra pháp lý sàn, và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BĐS đó.

2. Kiểm chứng thông tin môi giới đưa ra

Trong nhiều trường hợp, môi giới không nắm rõ thông tin về chính những sản phẩm mình đang giới thiệu. Vì thế, có thể các thông tin họ đưa ra không chính xác, thậm chí là không trung thực, khách quan về sản phẩm đó và lượng cung – cầu thực của thị trường. Họ đưa ra các hình ảnh chắp vá, cóp nhặt để đánh vào tâm lý thích nhà đẹp, giá rẻ của khách hàng.

Nhiều môi giới thậm chí còn chưa từng nhìn tận mắt sản phẩm mà mình đang quảng cáo. Qua đồng nghiệp giới thiệu, họ biết tới lô đất và căn hộ ở khu vực đó nên cứ mang đi giới thiệu, biết đâu sẽ gặp được ai đó có nhu cầu. Do đó, khách hàng sau khi yêu cầu môi giới cung cấp những thông tin về hồ sơ pháp lý của sản phẩm đó nên tự mình tới tận nơi để xác minh và tìm hiểu thông tin. Bạn cũng nên thẳng thắn đưa ra những câu hỏi như tại sao chủ sở hữu lại muốn bán sản phẩm này, khu vực đó sẽ có thêm dự án nào trong tương lai không?…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm dò xem các ngôi nhà cần bán gần đó có giá cả như thế nào để nắm được mức trung bình của khu vực này nhằm tránh việc phải mua với mức giá quá cao.

3. Làm rõ các thủ tục, chi phí liên quan

Những khoản chi phí là rất quan trọng trong hoạt động giao dịch nhà đất qua trung gian. Vì thế, xem xét, đọc kỹ, kiểm chứng hồ sơ, giấy tờ về dự án cũng như các khoản chi phí trước khi tiến hành đặt chỗ, đặt cọc, giao dịch… Liên quan tới các thủ tục, nếu như bạn không phải là người am hiểu về pháp luật thì nên tìm tới các văn phòng luật sư để được tư vấn cặn kẽ về những thủ tục pháp lý khi giao dịch.

Bên cạnh đó, nhiều người làm môi giới thường chưa cập nhật hoặc không am hiểu tường tận về các thủ tục pháp lý. Đơn cử, hiện nay việc cấp sổ đỏ ở nhiều quận, sau khi mua bán nhà đất xong, quận không đồng ý làm thủ tục sang tên do có vấn đề về đăng ký nhà ở chưa đầy đủ hoặc diện tích nhà trên sổ đỏ không đúng với thực tế… Đây cũng chính là lý do bạn nên tham khảo thêm các công ty, văn phòng luật.

8 điều

1. Chuẩn bị pháp lý cá nhân hay điều kiện được mua nhà tại Việt Nam

Người Việt Nam ở nước ngoài cần mang đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân nếu có. Nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ xem mình có đủ điều kiện đứng tên chủ quyền BĐS hay không. Nhà đầu tư nên tham vấn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hỏi về vấn đề này.

Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc trung ương cấp cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Kiều bào cũng cần quan tâm đến gói tư vấn chuyên biệt của doanh nghiệp BĐS trực tiếp bán sản phẩm cho mình. Nếu không thể chứng minh nguồn gốc là người Việt, kiều bào có thể chọn 2 giải pháp. Một là nhờ người thân đáng tin cậy đứng tên thay với điều kiện là phải có giấy tờ chứng minh việc đứng tên hộ. Tiền thanh toán, người mua là kiều bào nên thanh toán cho bên bán thông qua ngân hàng. Hai là nhà đầu tư chấp nhận mua nhà với điều kiện là người nước ngoài được quyền sở hữu 50 năm, sau đó sẽ được gia hạn thêm.

2. Chuẩn bị pháp lý của dòng tiền mua nhà

Nguồn tiền mua nhà được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kiều bào nên tham vấn lời khuyên và hướng dẫn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng để có sự phối hợp tốt nhất. Kiều bào nên mua bằng nguồn tiền tự có thì tính an toàn sẽ cao hơn. Cần hạn chế vay để tránh những biến động về lãi suất. Khi thanh toán tiền, kiều bào nên thực hiện thông qua ngân hàng, vì đây là cơ sở quan trọng để chứng minh giao dịch.

Để được mua nhà tại Việt Nam, kiều bào cần phải chứng minh nguồn gốc Việt, khâu này mất khá nhiều thời gian, đặc biệt đối với những người đã bị thất lạc khai sinh và hộ khẩu

3. Cẩn trọng với vấn đề pháp lý khi mua nhà

Kiều bào chỉ nên mua những BĐS đảm bảo minh bạch về mặc pháp lý, có chủ quyền (sổ hồng) hoặc cam kết về pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu mua nhà tại các dự án khu dân cư, khu căn hộ thì phải tìm hiểu kỹ về pháp của lý dự án, thậm chí là xác minh uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư trước khi “chọn mặt gửi vàng”.

4. Cân nhắc loại hình BĐS cần đầu tư

Vì không thường xuyên có mặt Việt Nam và không tiện trong việc quản lý, giám sát tài sản, kiều bào chỉ nên lựa chọn những BĐS tạo ra giá trị gia tăng, có thể ở hoặc khai thác được qua hình thức cho thuê… Đối với loại hình BĐS này, lợi tức phát sinh từ tiền cho thuê, ngoài ra còn có yếu tố gia tăng giá trị theo thời gian. Lưu ý, vị trí của BĐS đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc gia tăng giá trị của suất đầu tư.

5. Tìm một đơn vị môi giới chuyên nghiệp hỗ trợ việc mua nhà

 

Vì đang từ môi trường nước ngoài có thị trường BĐS phát triển minh bạch chuyển sang thị trường BĐS mới nổi là Việt Nam, kiều bào không nên tự mình tiến hành các bước của giao dịch. Khi thực hiện giao dịch, kiều bào nên thông qua bên thứ 3 là sàn giao dịch BĐS có uy tín để đảm bảo quy trình mua bán an toàn. Đơn vị môi giới có thể cung cấp cho kiều bào thông tin về tình hình chung của thị trường nhà đất TPHCM, giá cả, giá trị tài sản và kỳ vọng cũng như tham vấn sơ bộ về hợp đồng mua bán, các thỏa thuận chung.

6. Lưu ý BĐS hình thành trong tương lai

Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định, chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh. Theo đó, nếu chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền đã ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết.

56416c0bb4fe9_1447128075

Kiều bào nên chọn mua sản phẩm tại những dự án được các ngân hàng có tên trong danh sách bảo lãnh bán nhà đang xây do Ngân hàng Nhà nước công bố. Hiện có 33 ngân hàng được công bố thuộc diện này. Ngoài ra, kiều bào cũng cần phải chọn những chủ đầu tư có uy tín, được ngân hàng thương mại đủ điều kiện cam kết hợp tác để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà. Doanh nghiệp nào cam kết càng mạnh, được ngân hàng uy tín bảo lãnh thì độ an toàn sẽ càng cao.

7. Tìm người quản lý tài sản đáng tin cậy

Việc này nhằm mục đích để duy tu, bảo dưỡng BĐS và kiểm soát các vấn đề phát sinh. Nếu kiều bào có người thân ở Việt Nam, nên nhờ người thân quản lý trực tiếp. Trường hợp không có họ hàng, có thể thuê đơn vị khai thác và quản lý tài sản để đại diện. Nên duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (tốt nhất là định kỳ) để tránh tình trạng tài sản nhanh xuống cấp vì ít được quan tâm.

8. Cần liên hệ một luật sư chuyên ngành tư vấn pháp lý từ xa

 

Luật sư sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư từ khâu soạn thảo hợp đồng, thương lượng thêm bớt các điều khoản (nếu cần thiết) với chủ đầu tư. Nếu có nhu cầu cho thuê, cũng cần có một hợp đồng cho thuê chặt chẽ, đúng luật. Trong trường hợp muốn bán tài sản trong nước, người Việt ở nước ngoài cần được luật sư tư vấn các quyền và nghĩa vụ tài chính cụ thể.

Nhà đất TPHCM

4 lưu ý cần phải nhớ khi ở căn hộ chung cư

Khi chọn mua và sử dụng căn hộ chung cư, cần phải nhớ 4 lưu ý đặc biệt dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và tránh những rủi ro không đáng có.

1. Ban công căn hộ phải cao

Một trong những lưu ý đặc biệt khi ở nhà chung cư đó là ban công. Lan can ban công nhà cao tầng tối thiểu phải cao 1,1m.

Hơn nữa, ban công phải được làm bằng các thanh dọc hoặc đặc để tránh trường hợp trẻ con trèo lên dễ dàng. Tuyệt đối không được phép làm lan can theo thanh ngang tính từ mặt sàn lên đến đỉnh.

2. Chiều cao cửa sổ tối thiểu từ 1m

Trong mỗi căn hộ, chiều cao cửa sổ phải tối thiểu 1m tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ, còn chiều cao lớn hơn thì càng tốt. Nếu căn hộ nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì được xem là an toàn với trẻ nhỏ.

Từ thiết kế ban đầu, tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình để cha mẹ cân nhắc xem có nên lắp lưới an toàn ở cửa sổ và ban công hay không.

Nên lựa chọn căn hộ chung cư trong khoảng từ tầng 8 đến tầng 16, vừa có không gian sống trong lành lại vừa đảm bảo an toàn khi xảy ra các sự cố bất ngờ

3. Đi cùng trẻ em vào thang máy

Việc đi thang máy ở các khu chung cư là không tránh khỏi, nhưng cần giám sát trẻ và không được để cho trẻ tự ý vào thang máy vì trẻ có thể gặp các chấn thương như: vấp ngã, kẹt tay, ám ảnh sợ không gian hẹp, hoa mắt chóng mặt, thậm chí nghiêm trọng hơn là những sự cố hỏng thang máy hay rơi thang máy. Những sự cố này có nguy cơ xảy ra bất cứ khi nào.

Trên thực tế, không ít trẻ đã bị lạc hoặc vô tình gặp nạn mà không thể có sự trợ giúp kịp thời từ người lớn.

4. Lựa chọn chung cư cao từ 8 – 16 tầng

Tốt nhất nên lựa chọn căn hộ chung cư trong khoảng từ tầng 8 đến tầng 16, đây là mức không quá thấp và cũng không quá cao. Những chung cư như vậy vừa tránh khói bụi, không khí trong lành, lại vừa bảo đảm an toàn và dễ dàng di chuyển nếu xảy ra các sự cố bất ngờ như mất điện, cháy nổ, hỏa hoạn…

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *