Thiết kế đồ họa: Ảo tưởng nhưng vẫn thực tế
Lê Thanh Tùng chia sẻ: “Nó là sự mới mẻ vì nó có đầy đủ: tính năng động, cạnh tranh, công nghệ, tiền tươi thóc thật, tính thời đại, tính sáng tạo… Và, thực sự nó là một cái gì đó có khả năng làm thay đổi cuộc sống của một ai đó. Bạn trượt đại học, bạn ở nhà buồn… rồi một ngày bạn được học ở FPT-Arena, bạn tiếp xúc với môi trường học tập mới, sáng tạo năng động, và bạn may mắn có tố chất sáng tạo trong người, chưa ra trường đã có công việc ổn định… Nghề này luôn công nhận “khả năng” hiện tại mà bạn có” Hiện nay đang làm ở công ty Leonito, Tùng thực sự đã đi được những bước khá vững trong nghề!
- Nhà Tuyển Dụng đang tìm kiếm những ứng viên cần Việc Làm và mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, đừng bỏ lỡ cơ hội!
Năm 2010, VN sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in, truyền hình, internet cũng như sản xuất game, web, sản xuất phim, truyền thông… Qua đó để thấy thiết kế đồ họa nói chung và lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia) nói riêng đang “hút” giới trẻ như thế nào! Nhưng, những người trẻ đã thực sự “hiểu” nghề hay thiết kế đồ họa vẫn còn là ẩn số với họ?
“Đì rai nơ” nghĩa là…
Một ngày của Lê Thanh Tùng (21 tuổi) bắt đầu với lịch làm việc khá căng: Sáng học thêm ở trường Mỹ thuật Công nghiệp, chiều làm ở báo Hoa Học Trò 2!, tối học thêm ở FPT – Arena, buổi đêm sáng tạo trên máy vi tính. Một nhịp sống nhanh, năng động và cuốn hút! Nhiều bạn trẻ đang ước ao được như thế, hòa mình trong cộng đồng dân thiết kế sôi động.
Nhưng thực tế, nhiều bạn chưa hiểu thế nào là design hay nói đúng hơn là nghề thiết kế đồ họa, thậm chí không thể phân biệt được các danh xưng trong nghề “thời thượng” này. Ví dụ một người có thể kiêm phần concept và layout thì được gọi là Designer. Còn một người chỉ làm phần Layout dưới một concept của một Art Director thì được gọi là Layout Artist. Sau khi thiết kế xong, một bộ phận riêng biệt khác sẽ làm nhiệm vụ Pre-press…
Design theo từ điển có nghĩa là thiết kế. Nhưng, để có một thiết kế đẹp thì phải trải qua nhiều công đoạn mà bắt đầu là Concept (ý tưởng dành cho thiết kế), sau đến là Photography (Ảnh dùng trong đồ họa graphic design), kế đó mới đến phần Layout (Dựng trang). Và, cuối cùng không kém phần quan trọng là Pre-press (Chế bản cho in) và Printing / Color Proof (In ấn mẫu màu). Từ ý tưởng nghệ thuật đến việc thể hiện luôn đòi hỏi người thiết kế phải sáng tạo, tìm tòi. Và cuối cùng, sau khi đã có từ vài tới vài chục mẫu hàng, người thiết kế mới chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.
Hấp dẫn
Điểm hấp dẫn nhất ở nghề này là không bị gò bó về cách suy nghĩ cũng như có “đất” để những người trẻ thể hiện bản thân. Nhiều bạn trẻ ngay trong quá trình học đã có thể “mài đũng” ở các tòa soạn báo. Chỉ là cộng tác viên thiết kế hay stylist nếu bạn thực sự đam mê và năng động. Có lẽ không nhiều nghề có cái điểm đặc trưng khá kỳ lạ như nghề thiết kế báo: đó là làm ra một sản phẩm đẹp để độc giả chú ý đến… một sản phẩm khác. “Mình đã tiến bộ bằng những kỹ năng thực tế, cái mình có được là biết được tính “kết nối” với độc giả, rất có lợi cho sau này, vì công việc design chuyên nghiệp là sự kết nối sản phẩm được quảng cáo với người xem. Những minh họa và thiết kế của bọn mình chắp cánh cho những trang báo đến với độc giả dễ dàng và sâu hơn, đưa trang báo đó lên một tầm mới đẹp hơn, truyền tải hơn” – Tùng chia sẻ!
Nhưng không giản đơn
“Nghề vẽ bậy”, theo như dân thiết kế vẫn thường tếu táo với nhau, không hề đơn giản chút nào. Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ họa, chỉ cần thành thạo các phần mềm ứng dụng như Photoshop, QuarkXPress, Ilustrator… là đủ. Nhưng, không chỉ dừng lại ở khả năng sáng tạo hay năng khiếu mỹ thuật, nó còn đòi hỏi vốn hiểu biết rộng và có một cái nhìn bao quát trong từng vấn đề, lĩnh vực nhất định.
Chất “nghệ” trong thiết kế đồ họa cũng khác xa lắm với nghệ thuật thuần túy. Dân “đì-rai” chuyên nghiệp không bao giờ có câu “Lúc nào có hứng mới làm được” mà đã làm nghề và chuyên nghiệp thì dù khách hàng có ngồi kè kè bên cạnh vẫn phải có hứng và có ý tưởng sáng tạo. Còn máu nghệ sĩ hay cái gì đó “phiêu phiêu” hoặc tương tự như vậy chỉ là một phần bản chất trong con người chứ không thể áp dụng vào công việc chuyên nghiệp đòi hỏi thời gian và khối lượng. Bạn luôn phải active với một cái đầu ăm ắp các ý tưởng sáng tạo cũng như sự hứng thú làm việc không giờ giấc và “nhạy” với những yêu cầu của khách hàng mọi lứa tuổi.
- Những tin tức Viec Lam và Việc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!
Tùng tâm sự: “Thường thì máu “phiêu” của tớ phải tạm thời gạt sang một bên khi tớ bắt tay vào làm việc tại công ty thiết kế business design như Leonito. Khi ấy, cách làm việc chuyên nghiệp, hoàn thành đúng deadline, và khả năng chịu áp lực tốt lại được đánh giá cao hơn kỹ năng. Làm cho báo 2!, may mắn là các anh chị vẫn cho tớ đất để tớ sáng tạo ra những thứ kỳ quái, còn khi làm với bên FPT-Arena, thì tớ thực sự nói được tiếng nói của mình. Hạn chế những cái “phiêu” đồng nghĩa với làm mất đi một phần ý tưởng sáng tạo, phải chấp nhận thôi, vì khi mình bắt tay làm việc một cách chuyên nghiệp, thì còn nhiều thứ cần cố gắng ngoài kỹ năng bản thân. Gạt bỏ tư tưởng “một mình một núi” và tính nghệ sĩ khi làm việc nghiêm túc, nhưng “phiêu” hết mình với những project có đất cho mình bay nhảy. Làm sao hạn chế cái tôi, cái phần “con” của mình để hoà vào công việc tập thể mới là điều khó”!
“Nghề thiết kế thường được cho là nghề thỏa sức sáng tạo, nhưng sự thật không văn vở như thế, nó chỉ là những sáng tạo trong khuôn khổ nhất định! Đơn giản bạn không thể áp đặt suy nghĩ cá nhân cho tất cả những tác phẩm của mình được, những tác phẩm mình làm ra không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả mọi người. Có nhiều bạn hiểu sai về thiết kế, cứ nghĩ đó phải bay bổng, thể hiện cá tính, phong cách và một cái “tôi” to đùng của tác giả trong đấy. Điều đó chỉ đúng trong nghệ thuật. Chất nghệ sĩ trong thiết kế khác với trong nghệ thuật thuần túy… Phải xác định là bạn đang làm một tác phẩm chứ không phải một bức tranh”, Diệu Khánh – Art Director của báo HHT bổ sung!
Địa chỉ “vàng” đáng tin cậy
Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, người ta không nhìn vào bằng cấp để đánh giá. Cái mà người ta đánh giá một nhà thiết kế đồ hoạ chủ yếu dựa vào thực lực, qua chính những sản phẩm mà họ đã và đang thực hiện.
Tại Hà Nội và TP.HCM, hiện có 2 đơn vị là FPT – Arena và Arena Multimedia đào tạo hơn 2.000 học viên ngành Mỹ thuật đa phương tiện. Ở Việt Nam, số lượng trường đào tạo chuyên gia thiết kế đồ họa chuyên nghiệp không nhiều, như trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Mở, … Tuy nhiên, hầu hết những trường này chủ yếu đào tạo về mặt mỹ thuật, còn phần “đa phương tiện” lại rất hạn chế, sinh viên được thực hành rất ít, các doanh nghiệp sẽ rất vất vả trong công tác đào tạo lại.
Và những cơ hội mở ngỏ
Lê Thanh Tùng chia sẻ: “Nó là sự mới mẻ vì nó có đầy đủ: tính năng động, cạnh tranh, công nghệ, tiền tươi thóc thật, tính thời đại, tính sáng tạo… Và, thực sự nó là một cái gì đó có khả năng làm thay đổi cuộc sống của một ai đó. Bạn trượt đại học, bạn ở nhà buồn… rồi một ngày bạn được học ở FPT-Arena, bạn tiếp xúc với môi trường học tập mới, sáng tạo năng động, và bạn may mắn có tố chất sáng tạo trong người, chưa ra trường đã có công việc ổn định… Nghề này luôn công nhận “khả năng” hiện tại mà bạn có” Hiện nay đang làm ở công ty Leonito, Tùng thực sự đã đi được những bước khá vững trong nghề!
Bên cạnh đó, sự đổi mới tư duy của các doanh nghiệp và sự năng động của các chuyên gia đồ họa đã tạo nên một luồng nhận thức coi trọng thiết kế đồ họa và mĩ thuật ứng dụng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đua nhau đi học thiết kế đồ họa. “Đầu ra” mở rộng, đầy tiềm năng và kiếm tiền khá là những điều cực hấp dẫn với người trẻ. Chỉ cần bạn là người có kinh nghiệm và vững tay là hoàn toàn có thể đạt mức lương từ 5-10 triệu đồng/ tháng. Thêm vào đó luôn có một lớp “đàn anh” đang mong mỏi đào tạo nên những thế hệ thiết kế trẻ tài năng. Như anh Khánh Duy (báo Thế giới học đường) thổ lộ: “Anh bén duyên với nghề từ ngày còn rất nhỏ và nó thực sự trở thành đam mê của anh khi anh 16 tuổi. Thành công thì có nhưng chưa thể đánh giá ngay lúc này. Vì có thể hôm nay bạn là “vơ đét” nhưng ngày mai sẽ có thế hệ nối tiếp. Nhiệm vụ của anh bây giờ là đào tạo lớp trẻ, truyền cho họ “lửa”. Vì người trẻ luôn sáng tạo nhưng khi học cần có người làm nền móng cho họ”.
Vậy còn bạn, bạn có sẵn sàng “tiếp lửa” khi gia nhập vào đội ngũ thiết kế trẻ này không?
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply