Người khác sẽ thấy được gì từ cuộc chiến gia tộc Ambani?

Mặc dù việc thiết lập các cơ chế rõ ràng và việc giao tiếp thường xuyên có thể giúp làm giảm thiểu các rủi ro của những vụ tranh chấp gia đình, nhưng chúng không thể che giấu những yếu kém căn cơ của mô hình sở hữu gia đình.

Hồi tháng 1/2013, tỉ phú Mukesh Ambani, người giàu nhất Ấn Độ với giá trị tài sản ròng 21,5 tỉ USD, đã chủ trì lễ cưới cho cháu gái tại tòa nhà tráng lệ 27 tầng của ông ở trung tâm Mumbai.

Anh em tỉ phú Muskesh Ambani (phải) và Anil Ambani

Buổi lễ có sự góp mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như ngôi sao Bollywood Shah Rukh Khan, cầu thủ cricket Sachin Tendulkar, cùng với những tiết mục biểu diễn độc đáo của các nghệ sĩ múa xứ Ai-len. Đây chỉ là một trong vô số những buổi tiệc xa hoa tại dinh thự này.

 

Thế nhưng, buổi tiệc này lại khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ là có sự góp mặt của người em trai ông Mukesh là Anil, người đã đối đầu với Mukesh suốt 1 thập kỷ qua để giành quyền kiểm soát đế chế kinh doanh của cha mình.

Đây là lần đầu tiên Anil tham gia một sự kiện lớn như vậy của gia đình. Điều này khiến giới kinh doanh Ấn Độ cho rằng một trong những cuộc chiến gia tộc ầm ĩ nhất tại châu Á cuối cùng có thể sẽ chấm dứt.

Phán đoán này càng có cơ sở khi vào đầu tháng 4/2013, cả 2 anh em đã công bố kế hoạch làm ăn chung lần đầu tiên kể từ khi chia tách Tập đoàn Reliance.

Đó chỉ là một vụ hợp tác “nhỏ”, trị giá 221 triệu USD giữa các chi nhánh viễn thông của 2 tập đoàn do Mukesh và Anil làm chủ. Tuy nhiên, đây lại là một dấu hiệu quan trọng cho thấy những thay đổi lớn trong bức tranh doanh nghiệp gia đình ở Ấn Độ.

Theo nghiên cứu của ngân hàng Credit Suisse, Ấn Độ có tới 2/3 tập đoàn niêm yết lớn là doanh nghiệp gia đình. Tỉ lệ này cao hơn bất cứ quốc gia nào khác tại châu Á và cao hơn nhiều so với con số chỉ xấp xỉ 1/3 trong danh sách Fortune 500.

Đáng chú ý hơn là những tranh chấp về thừa kế rất thường xảy ra ở các doanh nghiệp gia đình Ấn Độ. Những cuộc tranh chấp này từng là nguyên nhân làm lụn bại nhiều tập đoàn hoành tráng ở đất nước này.

“Những tập đoàn hoạt động không hiệu quả trong 30 năm qua là do đã thất bại trong việc chuyển giao quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác”, Adil Zainulbhai, Chủ tịch Ấn Độ tại hãng tư vấn McKinsey, nhận xét.

  • Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng,  Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Ông cho biết thêm: “Các thành viên sáng lập thấy rất rõ cần phải làm gì để chuyển giao một cách êm xuôi. Nhưng để làm cho đúng thì cực kỳ khó. Đó là quyết định chỉ đưa ra một lần trong đời, chứ không hề giống như việc tuyển dụng hay sa thải một CEO”.

Đó là bài học đắt giá cuộc tranh chấp kéo dài 1 thập kỷ giữa 2 anh em nhà Ambani đã cho thấy rất rõ. Cái chết năm 2002 của người cha Dhirubhai Ambani, nhà sáng lập Tập đoàn Reliance, là một mất mát lớn đối với Tập đoàn.

Điều đau lòng hơn là cái chết của ông đã tạo ra mối hận thù giữa 2 anh em, khi ông Dhirubhai quyết định không làm di chúc.

Dưới sự dìu dắt của cha mình, Mukesh và Anil trở thành chuyên gia trong 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Mukesh là chuyên gia về quản lý. Còn Anil lại có tài trong lĩnh vực tài chính.

Cả hai đều bổ sung thế mạnh cho nhau và cùng với sự lãnh đạo của người cha, họ đã làm nên một đế chế Reliance hùng mạnh. Thế nhưng, khi người cha không còn, sự “bổ sung” này lại trở thành “tương khắc”.

Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi Anil cho rằng mình bị anh trai chèn ép. Sự bất đồng kéo dài âm ỉ này cuối cùng đã bùng nổ thành những trận cãi vã ra mặt và tranh chấp kịch liệt chỉ 2 năm sau đó, để giành quyền kiểm soát Tập đoàn. Nội bộ Tập đoàn cũng bị chia rẽ.

Mọi chuyện chỉ được xoa dịu khi người mẹ can thiệp. Theo đó, cả hai đã đồng ý chia tách Reliance vào năm 2005.

Mukesh nắm quyền kiểm soát Reliance Industries (chuyên về năng lượng), trong khi Anil nắm Reliance Communications (về viễn thông, dịch vụ tài chính và các lĩnh vực liên quan đến năng lượng). Và cũng vì người mẹ, 5 năm sau đó 2 anh em lại ký một thỏa thuận đình chiến.

Và mặc dù cả hai anh em đã tuyên bố sẽ còn hợp tác với nhau sau thương vụ 221 triệu USD, nhưng họ sẽ khó có thể sáp nhập lại như cũ.

Tuy nhiên, mối quan hệ hận thù trước đó của ít nhiều đã để lại dấu ấn lên các tập đoàn gia đình khác tại Ấn Độ. Điều này thể hiện qua việc những thành viên sáng lập ở nhiều tập đoàn đã tìm cách tránh tranh chấp như thế xảy đến cho doanh nghiệp mình.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Grandhi Rao, tỉ phú sáng lập tập đoàn cơ sở hạ tầng GMR, đã thành lập các hội đồng gia đình, đồng thời áp dụng cái gọi là “hiến pháp gia đình” rất nghiêm khắt và được viết thành văn bản với các điều luật rõ ràng, quy định mọi thứ, từ ngày nghỉ hưu cho đến thu nhập…

Một số thì chọn cách sống gần gũi với những thành viên khác để tạo sự giao tiếp thường xuyên. Chẳng hạn như gia tộc Ruia, chủ sở hữu Essar Energy, tập đoàn năng lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán London.

Hai anh em tỉ phú sáng lập nên Essar đều sống chung với gia đình các con trong dinh thự ở Mumbai và họ thường đưa ra quyết định kinh doanh… trên bàn ăn.

Mặc dù việc thiết lập các cơ chế rõ ràng và việc giao tiếp thường xuyên có thể giúp làm giảm thiểu các rủi ro của những vụ tranh chấp gia đình, nhưng chúng không thể che giấu những yếu kém căn cơ của mô hình sở hữu gia đình.

Đặc biệt là khi mô hình này phụ thuộc nhiều vào năng lực của thế hệ nối nghiệp, mà nhiều người trong số đó lại thiếu năng lực và động lực kinh doanh.

Dẫu vậy, một thực tế là mô hình doanh nghiệp gia đình đang dần thích ứng với thay đổi bên ngoài, nhất là khi con cái của các thành viên sáng lập được đào tạo chuyên nghiệp ở Mỹ hay Anh. Thậm chí những người con này còn bắt đầu sự nghiệp riêng một thời gian trước khi về làm việc cho công ty của gia đình.

Một điều nữa là trước sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phải dẹp một bên các mối hận thù gia tộc để hợp tác cùng phát triển như 2 anh em nhà Ambani.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *