Bán nhà quận 11 dưới 2 tỷ và kinh nghiệm bán nhà quận 11
Phải xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà, sau đó đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ; nhà, đất đã từng sửa chữa, thay đổi kiến trúc, nếu có, phải kèm theo giấy phép xây dựng hợp lệ; nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới? (nên đến UBND phường để xác minh thông tin); tường nhà là tường chung hay tường riêng; điện, nước chung hay riêng; nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao?
Làm thế nào để bán được căn hộ chung cư quận 11 dưới 2 tỷ nhanh chóng
1. Kế hoạch bán căn hộ
Để có thể bán được căn hộ một cách nhanh chóng thì trước hết bạn cần có kế hoạch chuẩn bị cho nó bởi vì việc bán căn hộ kể cả với môi giới (người có chuyên môn và kinh nghiêm) thì cũng chưa bao giờ là việc dễ dàng cả. Bạn cần vạch ra thời gian muốn bán trong bao lâu, giá tiền muốn bán, và nhiều thứ khác nữa…
2. Giá tiền bạn muốn bán
Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt giúp bạn có thể chốt giao dịch nhanh. Ban cần biết rằng hiện tại giá căn hộ trong khu của bạn đang có giá bao nhiều bằng cách lên mạng tra thông tin giá bán “mình” có thể đề xuất.
Khi vào các trang mua bán bất động sản bạn sẽ nắm được hiện tại giá các căn hộ trong khu của bạn đang giao dịch bao nhiêu, bạn nên biết thêm rằng giá trên mạng chỉ là giá “câu khách” không phải giá thực tế mà giá thực tế sẽ cao hơn một chút. Để nắm giá chính xác bạn hãy gọi cho môi giới để hỏi thêm thông tin giá bán chính xác. Sau khi có giá chính xác và mặt bằng giá cụ thể bạn đề ra 2 cái giá
- Thứ nhất là giá bạn sẽ quyết định bán (là mức giá khi ban đạt được bạn sẽ bán ngay)
- Thứ 2 là giá bạn chào bán (là mức giá mà bạn gửi môi giới chào khách)
Vì sao phải làm hai mức giá bởi vì nguyên tắc khách đã muốn mua nhà thì chắc chắn sẽ mặc cả chính vì vậy bạn cần phải có chiến lược về giá hợp lý. Sau khi đã có hai mức giá thì bạn gửi giá chào bán cho môi giới còn giá bán của bạn thì phải giữ bí mật tại sạo bạn phải làm như vậy mời bạn đọc tiếp phần dưới đây tức là làm việc với môi giới
3. Làm việc với môi giới
Ai có chuyên môn của người đó, bạn có thể nhận định về thị trường vị trí của một căn hộ đầu tư tốt thì môi giới sẽ có nhiều cách để kiếm khách hàng tới xem nhà cho bạn, cho nên hãy mạnh dạn làm việc với môi giới khi làm việc với môi giới bạn nhớ một số điều sau
Mức phí môi giới hiện này là 1% đây là mặt bằng chung ở quận 11 cho nên hãy làm việc sòng phẳng thoải mái, khi làm việc với môi giới hãy trao đổi ngay mức phí đặc biệt là những điều kiện và thời gian thanh toán mức phí cho môi giới khi làm vậy bạn sẽ tạo động lực để môi giới tìm khách cho bạn (thực tế thì một môi giới sẽ sở hữu rất nhiều căn hộ muốn bán chính vì vậy việc bạn trao đổi trước về phí thanh toán và thời gian thanh toán sẽ tạo ra lợi thế cho bạn trước các căn hộ khác).
Khi làm việc với môi giới cần phải làm việc với nhiều môi giới cùng một lúc bởi vì làm việc với nhiều môi giới sẽ giúp bạn có nhiều khách hơn và bạn cũng không cần phải giấu điều này mà hãy làm việc với tôn chỉ ai đưa khách chốt trước thì bạn làm việc với người đó.
Chỉ cung cấp giá chào bán cho môi giới thôi tuyệt đối không cung cấp giá bán của bạn cho môi giới bởi vì có nhiều môi giới chưa có kinh nghiệm hoặc muốn cạnh tranh với nhau sẽ cung cấp ngay giá bán của bạn cho khách khi đó sẽ rất khó để thương lượng với khách. Bạn cần phải biết một điều để một cuộc mua bán nhà diễn ra thành công nhất định bạn phải giảm giá dù ít hay nhiều cho nên bạn hãy giữ giá bán của mình và có chiến lược đặt giá sao cho giá bán cuối cùng được khách hàng đồng ý chính là giá bán mà bạn kỳ vọng.
Trong qua trình làm việc chắc chắn môi giới sẽ gọi điện cho bạn để đàm phán giá với những lời nói là “nếu chị đồng ý mức giá này khách của em sẽ đặt cọc ngay” hay những câu đại loại như thế trong trường hợp đó bạn đừng vội đưa ra mức giá của bạn mà hãy nói với môi giới hen gặp trực tiếp với khách hàng.
Khi đã được gặp trực tiếp khách hàng bạn mới bắt đầu đàm phán để có mức giá hợp lý. Bạn nên nhớ không nên giảm giá một cách đột ngột hãy giảm giá một cách từ từ và một cách khó khăn để đến khi giá cuối cùng được khách hàng đồng ý là giá bán của bạn mong muôn, bởi vì tâm lý cái gì dễ dàng đạt được thường người ta sẽ đòi hỏi thêm những điều khác.
Cần có sự bàn bạc giữa bạn với môi giới trước khi đưa khách tới để tạo ra sự thống nhất trong các chiến lược tư vấn hay chiến lược đặt giá.
4. Làm việc với khách hàng
Hãy thể hiện bạn là người muốn hợp tác với khách hàng để tìm ra một giải pháp cho vấn đề của bạn, bên canh đó hãy đánh giá khách hàng để xác định khách hàng có tiềm năng không.
Chú ý với những khách hàng tiềm năng họ thường quan tâm rất kỹ tới phương thức thanh toán, hỏi nhiều về hợp đồng, hỏi nhiều về giấy tờ thể hiện quyền sở hữu, thời điểm thanh toán và đàm phán giá nhiều lần khi gặp những khách hàng như vậy bạn hãy bình tĩnh đàm phán giá để có được mức giá mà bạn muốn bán vì đây là những khách hàng quan tâm thực sự và khi đã đạt được mức giá mà bạn đặt ra hãy quyết định bán ngay, nhớ là đừng nóng vội nếu bạn thể hiên nóng vội khách hàng sẽ ép lại bạn ngay) nhưng cũng đừng tỏa ra lạnh nhạt (Khi bạn lạnh nhạt khách hàng sẽ hiểu rằng bạn không có thiện chí bán khi đó khách hàng sẽ từ bỏ ngay).
Hãy cho khách hàng thấy là chúng ta đang có hết sức để tìm ra một giải pháp nhưng nếu như không tìm ra được giải pháp nào phù hợp thì chúng ta cũng sẵn sàng đi tìm khách hàng khác, còn nếu khách hàng không tiềm năng bạn không nên cung cấp mức giá bạn muốn bán vì khi đó môi giới đã biết được mức giá của bạn và họ mặc nhiên bạn đã hạ giá và như vậy với khách lần sau họ dẫn tới sẽ rất khó đàm phán giá.
Bạn cũng nên biết trong giới bán hàng chuyên nghiệp (những người được đào tạo và trải nghiệm thường xuyên với lời từ chối) thì cũng chẳng ai có thể nhận mình có thể bán hàng cho bất kỳ ai cho nên bạn không cần phải lo lắng nếu giao dịch không thành hãy lạc quan tìm kiếm khách hàng khác để giao dịch.
>> Bán nhà quận 11
Những điều người mua bán nhà quận 11 cần biết
Thông thường, đối với một sản phẩm nhà, đất, nếu người mua tự tìm hiểu và tiến tới giao dịch, nên chú ý các điểm dưới đây:
1. Nhà và thổ cư
Đất có nằm trong diện quy hoạch hay giải toả không; xem địa thế cụ thể của đất.
Đất đã có sổ đỏ chưa, nếu chưa, phải lưu ý giấy tờ đất với các điểm: mục đích sử dụng đất (thổ cư hay thổ canh); thời hạn sử dụng đất: nếu bỏ trống, thường là không hạn chế, nếu có số năm cụ thể (ví dụ 20 năm), là đất mượn của Nhà nước (sau 20 năm Nhà nước có quyền lấy lại), hoặc nếu đất nằm vào diện giải toả, quy hoạch thì không được đền bù hoặc đền bù rất thấp.
Phương pháp tốt nhất là tới Sở TN&MT xin trích lục phần đất muốn mua; nếu miếng đất đã lọt vào “tầm ngắm”, chủ nhân nên tự lo khâu giấy tờ từ A – Z, không nên qua cò nhà đất; mua miếng đất sao cho thỏa mãn điều kiện tách thửa (tối thiểu 160m2, chiều ngang tối thiểu 4m), người mua tự ra văn phòng địa chính làm giấy tờ.
Bên cạnh đó, người mua nhà, đất cần quan tâm các thủ tục, giấy tờ: đất, nhà phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ); được sự đồng ý của người bán và chính quyền địa phương; hai bên bán mua đến phòng đăng ký nhà đất cấp huyện mua hồ sơ làm thủ tục mua bán; đặt cọc: đặt cọc giữ chỗ, tiền cọc tuỳ thuộc yêu cầu của bên mua (không nên quá 10% giá trị hợp đồng); tiếp theo, mời địa chính xã, phường vào đo đạc; khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất, nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền.
Việc làm hồ sơ do cơ quan chức năng tiến hành.
Cả hai bên (bán và mua) cùng đến phòng công chứng công chứng hợp đồng mua bán, nhớ mang theo giấy tờ gốc gồm chứng minh thư, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, đăng ký kết hôn.
Không nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa, mà nộp ở phòng nhà đất. Thuế trước bạ 0,5%, thuế thu nhập cá nhân 2%.
2. Các sản phẩm nhà đất khác
- Nhà phố
Phải xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà, sau đó đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ; nhà, đất đã từng sửa chữa, thay đổi kiến trúc, nếu có, phải kèm theo giấy phép xây dựng hợp lệ; nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới? (nên đến UBND phường để xác minh thông tin); tường nhà là tường chung hay tường riêng; điện, nước chung hay riêng; nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao?
- Nhà trong ngõ
Cần xác định lối vào nhà là chung hay riêng (nếu chung, khi mua nhà phải có hợp đồng cụ thể về lối đi chung, hoặc tách đất làm lối đi riêng); ngoài ra, cần lưu ý nhà có nằm trong khu hay bị ngập khi mưa lớn, triều cường.
- Mua nhà đất để xây mới
Cần tìm hiểu rõ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không; đất đã chuyển mục đích sử dụng chưa; đất thổ cư hay đất nông nghiệp; nếu là đất thừa kế, là tài sản chung của nhiều người, trước khi đặt cọc, tất cả người đồng thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất, nếu người bán đã có gia đình, tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên (vợ, chồng và con cái trên 18 tuổi); cần đến UBND phường xác minh thông tin lô đất có nằm trong quy hoạch hay tranh chấp; trước khi đặt cọc, làm hợp đồng, đề nghị chủ sở hữu chỉ định ranh giới rõ ràng với các khu đất liền kề, để tránh tranh chấp về sau; nếu mua một phần đất trong khu đất lớn, do một người đứng tên sở hữu, phải lưu ý về quy định giới hạn diện tích tối thiểu khi tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn sở tại; tìm hiểu chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu,…
- Nhà chung cư, căn hộ dự án
Nên xem các căn hộ mẫu trước khi quyết định; khi mua, nên hỏi rõ: mặt tiền nhà (thường là hướng ban công); không nên mua nhà gần thang máy; ban công riêng hay chung với hộ khác; khả năng cách âm của nhà? Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, nhà được giao vào thời điểm nào; nếu chủ đầu tư giao nhà chậm tiến độ, mức độ bồi thường cho người mua ra sao; trường hợp người mua trả tiền chậm tiến độ, hình thức phạt thế nào; khi chủ đầu tư giao nhà nhưng khách hàng đối chiếu hợp đồng liệt kê chi tiết các thiết kế thi công phát hiện không đúng với hiện trạng nhà thực nhận, phải xử lý thế nào; tốt nhất, nên yêu cầu chủ đầu tư có phụ lục hợp đồng, trong đó liệt kê chi tiết thiết kế, thi công và chủ đầu tư cam kết bồi thường khi xảy ra thay đổi.
Trước khi nộp tiền đặt cọc, cần đọc kỹ và hiểu rõ toàn bộ các điều khoản chi tiết trong hợp đồng để tránh trường hợp khiếu kiện hay tranh chấp sau này (tiền đặt cọc chỉ có ý nghĩa như một sự cam kết hứa bán, chỉ đến khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán căn hộ sau khi xây dựng xong toàn nhà, lúc này tính pháp lý mới được công nhận).
- Nhà chung cư
Ngoài giấy tờ nhà hợp lệ, đã có sổ hồng chưa, hành lang hoặc ban công nào thuộc sở hữu chung, phần nào sở hữu riêng (cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán); có chỗ để xe hay không, nếu có thu phí, mức phí là bao nhiêu tiền/tháng…; chế độ duy trì, bảo dưỡng tòa nhà như thế nào, đóng theo quý hay năm; mức thu các loại phí sinh hoạt (bảo vệ an ninh, thang máy… cụ thể hàng tháng…; hỏi về tình hình nước, điện, an ninh; thời gian đóng mở cổng ra vào; hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm…
5 sai lầm khi mua bán nhà phổ biến nhất và cách hạn chế
Dưới đây là năm sai lầm thường gặp ở người mua nhà, cùng với lời khuyên làm thế nào để hạn chế được chúng.
1. Bạn kỳ vọng sẽ thương lượng được giá tốt hơn sau khi đăng ký mua
Thị trường bất động sản đang nóng lên trên toàn quốc. Tại nhiều khu vực, căn nhà được mua với mức cao hơn giá chào bán.
Một số người sau khi giành chiến thắng với giá đặt mua cao, trong thời gian làm thủ tục đã cố gắng yêu cầu những khoản giảm và hỗ trợ chi phí.
Chiến lược này cũng có khi thành công, đặc biệt là ở những thời điểm mà bên bán yếu thế hơn. Nhưng hiện tại chúng ta đang ở trong một thị trường cạnh tranh giữa những người mua, nên bạn đừng trông chờ vào điều này. Khả năng cao là người bán sẽ có nhiều khách hàng dự phòng.
Vì vậy một chiến lược tốt hơn là: Hãy đưa ra lời chào mua tốt nhất có thể, và đừng trông chờ rằng bạn có thể thương lượng để hạ giá sau đó.
2. Bạn chờ đến phút cuối để thương lượng giảm giá
Tại Houston, một người rao bán nhà mình trên thị trường với thông tin minh bạch về tình trạng nhà có chỗ cần bảo trì. Một người chào mua và đã đi đến bước ký hợp đồng với người bán.
Lúc này, người mua mới đòi hỏi giảm giá bán với một mức khá vô lý. Người mua cho rằng người bán không muốn mất thời gian công sức rao bán nhà lần nữa, sẽ đồng ý luôn để xúc tiến ký hợp đồng.
3. Người bán đã đồng ý giảm giá, nhưng với mức giảm ít hơn người mua yêu cầu.
Cuối cùng người mua không đi tiếp giao dịch này. Còn căn nhà thì không lâu sau đó đã được bán với một mức giá cao hơn.
Điều rút ra ở đây là, bạn có thể yêu cầu chia sẻ chi phí nếu sau khi khảo sát, bạn nhận thấy công việc sửa chữa bảo trì có thể tốn kém nhiều. Nhưng đừng đinh ninh rằng bạn có thể buộc người bán đồng ý những yêu cầu không hợp lý vào giờ chót.
4. Bạn tìm kiếm giao dịch tốt nhất bằng mọi giá
Mọi người đều muốn tiết kiệm tiền, đặc biệt là với món hàng cao cấp như bất động sản. Nên một số người mua chào giá rẻ bèo mà vẫn mong giao dịch thành công. Lại có người vì muốn tiết kiệm mà bỏ lỡ ngôi nhà họ có thể đã mua được, để rồi kết cuộc lại tốn kém nhiều hơn.
Ví dụ, một người thuê nhà ở San Francisco đã dành ba năm tìm mua nhà với giá tốt nhất, bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Cuối cùng, chủ nhà muốn bán căn mà cô đang thuê, buộc cô tìm nhà trong áp lực về thời gian, và rốt cuộc phải chọn một giao dịch đắt đỏ.
Nếu không chần chừ lâu như vậy, cô ấy đã tiết kiệm cho mình rất nhiều tiền bạc và thời gian. Thậm chí cô có thể đã có một món hời nếu căn nhà tăng giá sau ba năm.
Trong một thị trường bất động sản đang tăng trưởng, các giao dịch phần lớn là những căn nhà cao giá chờ bán, hoặc ngược lại là các tài sản không tốt vì cần đầu tư sửa chữa thêm.
Nên nếu căn nhà bạn nghía có giá chấp nhận được, thuộc một khu vực tốt và không cần sửa chữa nhiều, thì hãy đưa ra mức chào mua thật ổn và chuẩn bị tinh thần chào cao hơn nếu cần.
5. Bạn nghĩ bạn có thể tự làm mọi thứ
Ngày nay với rất nhiều thông tin giao dịch bất động sản trực tuyến, người mua nhà am hiểu công nghệ cho rằng họ có thể mua một ngôi nhà mà không cần sự trợ giúp của các đại lý bất động sản. Nhưng chiến lược này thường gây phản tác dụng.
Trước hết, vai trò của đại lý bất động sản không chỉ là tìm những giao dịch đang rao bán. Với Internet, người mua có thể dễ dàng tự tìm.
Vai trò hiện nay của đại lý là trình bày đề nghị của bạn với đại diện của bên bán, làm sao để được chấp thuận và đảm bảo kết thúc thành công.
Một đại lý am hiểu sẽ biết ngóc ngách của thị trường địa phương tốt hơn bạn, cũng như biết rõ câu chuyện hậu trường đằng sau các dự án.
Họ sẽ biết rằng một căn nhà tương đương (so với căn bạn đang xem xét) được bán rẻ hơn 5 phần trăm chỉ vì tài sản có vấn đề cần sửa chữa hoặc chút rắc rối về thủ tục.
Nếu không có đại lý, bạn sẽ chỉ thấy đơn giản rằng có một căn nhà tương đương đang được bán rẻ hơn. Bạn sẽ yêu cầu người bán cũng giảm 5 phần trăm – và ngạc nhiên khi người bán từ chối.
Một điểm cộng khác là các đại lý có kinh nghiệm luôn có một mạng lưới rộng tại thị trường địa phương.
Và một số người bán có thể yêu cầu người mua liên hệ thông qua các đại lý.
Cuối cùng, thông thường người bán là người trả tiền hoa hồng, do đó việc có một đại lý tìm nhà cho bạn không khiến bạn tốn chi phí gì.
Quan trọng nhất, trong quá trình giao dịch bất động sản phức tạp sẽ có khi bạn phát sinh nghi ngờ hoặc thắc mắc lớn. Đại lý của bạn có thể là cố vấn đáng tin cậy giúp bạn đi qua các mê cung.
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn có quyết định đúng đắn khi bán nhà. Để tìm hiểu sâu hơn về cách bán nhà quận 11 cũng như giấy tờ thủ tục khi mua bán nhà bạn hãy tham khảo thêm qua các bài viết Bán nhà quận 11 giá rẻ.
Leave a Reply