Đánh giá cuối năm và và những cơ hội “béo bở”

Đánh giá cuối năm là một hoạt động thường niên nhằm xem xét lại hiệu quả công việc của nhân viên trong suốt một năm qua. Nhờ vậy, nhà quản lý sẽ nắm rõ được năng lực của nhân viên để xác định mức lương, thưởng phù hợp và lập kế hoạch phát triển cho nhân viên trong năm tới. Để cả hai bên cùng hài lòng về kết quả đánh giá này, bạn cần chuẩn bị chu đáo và hành xử khéo léo trong suốt buổi đánh giá. Một số bí quyết sau có thể giúp bạn:

Thống nhất về tiêu chí và điểm

Để việc đánh giá kết quả công việc diễn ra dễ dàng và hiệu quả, ngay từ đầu năm hoặc đầu quý, bạn nên trao đổi với sếp về các tiêu chí đánh giá. Hiện nay, tiêu chí đánh giá kết quả công việc của nhân viên được áp dụng phổ biến nhất là SMART, nghĩa là Specific (cụ thể, rõ ràng), Measurable (đo lường được), Achievable (thực hiện được), Realistic (thực tế) và Time (có hạn mức thời gian). Nếu thấy các tiêu chí này không công bằng thì bạn nên có ý kiến ngay. Đừng đợi đến cuối năm mới phản đối thì đã muộn.

Tự “nhìn mình” trước

Trước khi gặp sếp, bạn hãy thành thật và nghiêm túc đánh giá bản thân trước. Hãy tự cho điểm kết quả làm việc của mình theo những tiêu chí đã định. Nếu có chỉ tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành, bạn nên chuẩn bị trước lý do nhưng tuyệt đối không đổ lỗi cho người khác.

 


Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng sẽ giúp người lao động mạnh dạn, bản lĩnh hơn trong công việc _Ảnh: HỒNG NHUNG

Nhấn mạnh thành tích
Đây là cơ hội “vàng” để bạn trình bày tất cả những kết quả và thành tích nổi bật đã đạt được trong năm với sếp. Đừng cho rằng sếp biết tất cả những việc bạn đã làm vì họ thường rất bận rộn. Giống như ngọc có mài mới sáng, bạn cần “PR” cho bản thân; nếu không, sếp có thể không hay biết dù bạn có làm việc siêng năng đến đâu.

Chứng minh bằng số liệu cụ thể

Chỉ báo cáo với sếp rằng mình đã làm việc rất tốt không thôi thì chưa đủ. Bạn hãy dùng các số liệu cụ thể để chứng minh, chẳng hạn: “Sáng kiến của tôi đã giúp doanh nghiệp tăng 20% doanh thu/lợi nhuận…” hay “tôi đã cải tiến quy trình làm việc, giúp công ty tiết kiệm được 100 triệu đồng chi phí trong 6 tháng đầu năm…”.

Lắng nghe sự góp ý, phê bình

Việc lắng nghe với thái độ tích cực các nhận xét đánh giá của sếp cho thấy bạn là người biết tiếp thu ý kiến. Trong phần lớn trường hợp, nhân viên sẽ thấy rằng sếp của họ nói không sai. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp nhân viên không đồng ý với nhận xét đánh giá của người quản lý. Đó là lý do dẫn đến một số trường hợp “cơm không lành canh không ngọt” trong những buổi đánh giá giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, bạn nên ý tứ. Vì lời nói chẳng mất tiền mua, nếu cần “thanh minh”, bạn hãy trình bày một cách nhã nhặn và thuyết phục.

Xác định mục tiêu mới

Bạn đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới? Nếu vậy hãy mạnh dạn bày tỏ điều đó với sếp. Bạn đừng ngại ngần trình bày những mục tiêu mới của mình để giúp công ty phát triển vững mạnh. Đây là bằng chứng cho thấy bạn là một nhân viên luôn gắn bó và luôn mong muốn mang đến nhiều cống hiến giá trị cho doanh nghiệp. Sếp thường căn cứ trên những ý kiến đóng góp giá trị của nhân viên để đề bạt họ lên những vị trí cao hơn.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *