Thuê nhà nguyên căn quận 10 và kinh nghiệm thuê nhà quận 10

Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí địa lý:

Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:

  • Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải
  • Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;
  • Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ;
  • Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.

Kinh tế:

Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thương mại – dịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.Là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60 – 80%. Với vị trí địa lý có nhiều thuận lợi và sự đầu tư mạnh mẽ của thành phố Quận 10 hiện nay đang chuyển mình trở thành một trung tâm đô thị lớn của TP.HCM. chính vì những thuận lợi đó hoạt động mua bán bất động sản cũng như hoạt động cho tại quận 10 diễn ra rất sôi động.

Thuê nhà nguyên căn tại quận 10 và những điều cần lưu ý

Trong số những người thường phải tìm thuê nhà, sinh viên năm nhất và các cặp vợ chồng trẻ là những đối tượng có ít hoặc hầu như không có kinh nghiệm. Hãy bỏ túi một số lưu ý sau để thuê được phòng trọ giá rẻ hợp với nhu cầu của mình và người thân nhé.

55f7c7663e5f9_1442301798

  1. Lưu ý khi liên hệ tìm nhà, giao dịch thuê nhà

Bất cứ một dịch vụ nào phát triển cũng kéo theo việc xuất hiện các điểm trung gian, đối với mua bán nhà đất, các điểm này còn được gọi là “cò”. Lực lượng “cò” phát triển rất mạnh, do đó, khi tìm kiếm nhà trọ, cần phải tìm đến các nguồn uy tín. Trong một số trường hợp việc tiếp xúc với “cò” có thể không gây thiệt hại, nhưng một số trường hợp khác có dấu hiệu lừa đảo thì hậu quả rất khôn lường.

Người giao dịch trực tiếp với bạn cần đảm bảo những yêu cầu như:

  • Có chứng nhận sở hữu nhà cho thuê và các giấy tờ hợp pháp khác*, dựa vào đó bạn có thể xác định chắc chắn mình đang làm việc với một người có đủ quyền quyết định với căn nhà, đồng thời không bị tính thêm các chi phí giới thiệu trung gian.
  • Có chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác làm tin, những loại giấy tờ này như bằng chứng an toàn cho bạn, khi có bất kỳ tranh chấp nào, bạn hoàn toàn có thể nhờ các cơ quan có thẩm quyền can thiệp dựa trên việc cung cấp chúng.

Sau khi xác định được tình trạng của căn nhà

Về cơ bản, bằng mắt thường sẽ không thể đánh giá được toàn bộ hiện trạng căn nhà, tuy nhiên vẫn không nên bỏ qua. Bởi lẽ bước này phần nào giúp cho người thuê nhà tránh được bớt những vấn đề không mong muốn. Việc đánh giá bao quát về căn nhà thường thông qua các bộ phận như tường, cửa chính và cửa sổ. Đối với tường, phải kiên cố, không xuất hiện các vết nứt ở góc và bìa tường.

Cửa chính cần hơi dày, có khóa chốt đầy đủ,hãy nói không với những căn nhà có cửa chính không chắc chắn. Căn nhà với cửa sổ hoặc các ô thông gió quá lớn và không có mái che cũng không nên chọn lựa, vì vào mùa mưa bão, căn nhà của bạn có thể bị ngập nước không thể chống đỡ kịp. Hơn nữa, một căn nhà không kín gió cũng gây hại cho sức khỏe khi nằm ngủ ban đêm.

Kiểm tra xong tổng quan về căn nhà, chúng ta tiến hành đánh giá các chi tiết chính trong nhà:

  • Một là, kiểm tra đường ống nước và vòi nước xem có bị rò rỉ hay tắt vòi không. Vì có rất nhiều hoạt động sinh hoạt cần đến nước nên thiếu nước là vấn đề rất nan giải. Cùng với đó, nên xem kỹ màu nước, nếu nước bị đục hay vàng cũng không tốt cho sinh hoạt cá nhân.
  • Hai là, kiểm tra công trình phụ. Với giá thuê nhà ở thấp, không thể đòi hỏi công trình phụ quá tiện nghi cao cấp, nhưng ở một mức độ nào đó, nó phải thông thoáng. Khi tường nhà vệ sinh ẩm ướt, cần có biện pháp khắc phục ngay, nếu không, rất dễ sinh ra nấm mốc và xuất hiện nhiều loại côn trùng gây hại cho sức khỏe.
  • Ba là, thử điện bằng bút thử điện tại đường dây, các mối nối, công tắc điện để đảm bảo điện hoạt động bình thường, dây điện được bọc kỹ không gây rò điện và tránh được côn trùng cắn. Bạn cũng cần theo dõi đồng hồ điện khoảng 15 phút.
  • Thứ tư, nên có chỗ phơi đồ đón nắng, quần áo sẽ được diệt khuẩn tự nhiên rất hiệu quả và mau khô hơn.
  1. Khu vực thuê nhà

Việc áp dụng mục 3 này còn tùy vào quan điểm của mỗi người thuê nhà. Có thể với người này là điều quan trọng song với người khác lại bình thường. Vì vậy, đây chỉ là một mục tham khảo thêm để chúng ta có được cái nhìn tốt nhất, không nhất thiết phải tuân theo . Tuy vậy, cũng phải nói thêm rằng, một môi trường tốt sẽ tác động rất nhiều tới con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, nên việc sinh sống ở một khu vực có môi trường tốt không bao giờ là điều dư thừa.

Thuê phòng trọ khác với thuê nhà nguyên căn, tùy vào hình thức thuê mà cần khảo sát từng nội dung cụ thể. Phòng trọ thường được chia sẻ với nhau, một khu thường có nhiều phòng, bạn cần hỏi trước chủ nhà giờ giấc đi và về để sắp xếp lịch trình cá nhân để không làm ảnh hưởng những người xung quanh. Với nhà nguyên căn, giờ giấc ra vào cũng tự do hơn cho nên chúng ta có thể bỏ qua điều này. Thêm nữa, nhà để xe phải đảm bảo an toàn và có khả năng chứa đủ xe, điều này tránh được cho bạn việc mất xe hoặc gặp khó khăn khi đẩy xe ra vào.

Không chỉ thế, cần để ý khu vực ở có an ninh không, vắng người hay đông người. Khi thuê nhà, bạn chú ý tránh xa những nơi thường hay có tụ tập đánh bài, nghiện hút và quá hẻo lánh, những khu vực như vậy rất nguy hiểm, đặc biệt đối với nữ giới.

Và cuối cùng, chúng ta cần biết sơ về tính cách của chủ nhà, vì họ là người có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và trách nhiệm của người thuê nhà. Ở cùng một chủ nhà hiền hòa, thân thiện và tốt bụng đương nhiên sẽ thoải mái hơn những người hay soi mói, nhiều chuyện và đanh đá phải không nào?

> Thuê nhà nguyên căn

tại quận 10

  1. Đừng chọn nhà quá sớm

Sinh viên thường rất nóng vội vào những tuần lễ đầu tiên nhập học khi chưa tìm được nhà ưng ý. Tuy nhiên, dù cho “tất cả mọi người khuyên mình nên lấy căn này” thì cũng không nên vì thế mà ký vào hợp đồng, nếu bạn vẫn còn điều gì đó lấn cấn. Trong trường hợp chủ nhà nhắn nhủ rằng bạn nên nộp tiền đặt cọc ngay vì “có 5 người thuê khác cũng đang ngăm nghe căn này”, thì nhiều khả năng là chẳng có người thuê nào cả và ông ta nói vậy chỉ để “cột chân” bạn. Tóm lại là đừng áp lực với chuyện kí hợp đồng khi ngôi nhà đó còn điều gì khuất tất.

  1. Đừng lấy nhà quá trễ

Không “manh động” nhưng cũng đừng đợi đến kì nhập học tiếp theo rồi mà vẫn chưa tìm được nhà. Một khi đã có đủ thời gian để có cái nhìn tổng quan về thị trường thuê nhà, khi đó bạn cần đưa ra quyết định.

  1. Đừng chọn căn “đẹp mã” nhất

Hầu hết sinh viên đều bị choáng ngợp bởi căn nhà có bộ sofa nhung, chiếc sàn gỗ chắc chắn hay chiếc TV màn hình mỏng, nhưng hãy nghĩ về những thứ xa hơn. Chính tác giả bài viết đã thuê được một căn nhà phong cách ở năm thứ hai Đại học, với chiếc sofa nhung màu đen (không đủ rộng để đủ chỗ cho tất cả mọi người trong nhà), tủ bếp đen sáng bóng (không đủ chỗ để thức ăn của tất cả mọi người) và một chiếc giường đôi rộng “khủng hoảng” (khiến khu vực để ban học bị thu nhỏ lại).

Thế nên, hãy nghĩ đến việc bạn thật sự cần từ ngôi nhà đó đơn giản chỉ là một chiếc ghế, một cái kho, một tủ lạnh lớn, một chiếc bàn tương xứng và đặc biệt là việc ngôi nhà có nhiều hơn một phòng tắm. Hãy “vượt qua” được những vẻ ngoài “bảnh chọe” để nghĩ về những điều thật sự cần thiết.

  1. Đừng chọn căn rẻ nhất

Cũng như điều số 3, đừng chọn một căn nhà chỉ vì nó rẻ tận cùng! Nếu một căn có giá 50 bảng Anh/tuần đã bao gồm điện nước thì hẳn phải có một lí do nào đó. Đó có thể là vì khu vực xung quanh quá nguy hiểm hay vì ngôi nhà đó có vấn đề. Khi gặp phải một căn nhà như thế, hãy tự hỏi liệu việc sống trong đó có tiện lợi không và nó có đáp ứng được các nhu cầu của bạn không?

  1. Hãy chọn bạn chia nhà cẩn thận

Một người bạn cực thân với bạn ở học kì đầu tiên có khi sẽ trở thành… kẻ thù của bạn ở học kì thứ 3! Đừng sống chung với một người với lí do đơn giản vì họ chính là người bạn đầu tiên mà bạn gặp gỡ ở trường Đại học.

Chỉ cần đó là một người sạch sẽ, thân thiện và cởi mở là đủ tốt rồi. Tránh đừng chia nhà với người bạn mà tối nào cũng phải ra đường tiệc tùng mới chịu nổi nhé! Đơn giản vì việc sống chung với một người thích gào thét lúc… 4am hẳn sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang phải tập trung ôn thi!

  1. Hãy nói chuyện với những người thuê trước

Hãy tìm lên các diễn đàn, group Facebook và hỏi xung quanh xem chủ nhà và công ty môi giới là ai, những người nào đã từng thuê căn nhà của bạn trước đây. Bạn cũng có thể hỏi chủ nhà về người thuê đã rời đi. Khi đã có thông tin những người này, bạn cần “điều tra” xem việc thuê nhà của họ có gì trục trặc không (nếu có thì tốt nhất là hãy né xa!)

  1. Tập làm quen với khu vực lân cận

Bạn cần kiểm tra khu vực thuê nhà cả ngày lẫn đêm. Có thể con đường đấy rất đỗi bình thường vào lúc 3 giờ chiều, nhưng biết đâu đó lại là nơi nguy hiểm vào 2 giờ sáng, khi bạn vừa tham gia tiệc tùng ở trường về. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến khoảng cách của căn nhà đó với siêu thị và các địa điểm mà bạn sẽ cần lui tới, và đặc biệt là với trường học. Hãy tìm hiểu xem nhà bạn có xa trường không, và khoảng cách, chi phí di chuyển đến trường như thế nào.

  1. Đọc kỹ hợp đồng

Một khi đã quyết định lấy căn nhà đó, bạn cần đọc kỹ hợp đồng, và sau đó đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa. Hãy bắt lấy những chi tiết nhỏ nhất, đặt thật nhiều câu hỏi và chắc chắn rằng bố mẹ, người bảo hộ hay một tư vấn viên nào đó của trường Đại học cũng đã xem qua hợp đồng này. Đừng để một chi tiết nào đó trong hợp đồng gây bất lợi cho bạn vào cuối năm học, khi trả lại nhà.

  1. Giữ lại tất cả các bằng chứng bằng chữ viết

Một khi đã ở trong nhà rồi, bạn cần giữ các tin nhắn viết tay (email) nội dung xoay quanh các yêu cầu, câu hỏi và trả lời giữa bạn và chủ cho thuê nhà nguyên căn. Nếu họ hứa sẽ làm gì đó (sửa chữa đồ đạc chẳng hạn), hãy yêu cầu họ viết email để giữ lại bằng chứng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *