Công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia

Với môn địa lý, ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên THPT Hà Nội – Amsterdam, đề nghị Bộ cần sớm công bố thí sinh có được mang Atlat vào phòng thi hay không. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, phần đề thi có thể sử dụng Atlat để làm bài không nên chiếm tỷ lệ nhiều vì thực tế, thí sinh rất chủ quan vì nghĩ rằng đã có Atlat. Có giáo viên chủ nhiệm khuyên HS tập trung học các môn khác còn “môn địa lý thì không sợ, bởi các em đã có Atlat”. Địa lý là môn gắn với rất nhiều kiến thức thực tiễn, đề thi nên có sự phân hóa rõ ràng, có những câu hỏi mở gắn với các vấn đề thời sự của đất nước.
 
Giờ học môn văn của HS lớp 12 Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

♠ Website Mạng Việc Làm sẽ giúp bạn có được những thông tin giúp bạn Tìm Việc Làm thậm chí là Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống!

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên hôm qua 17.2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ sẽ công bố đề thi minh họa để và các trường hình dung cụ thể hơn về cách thức ra đề trong năm nay.

 
Đề thi về cơ bản vẫn như năm 2015, nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và tăng cường câu hỏi mở, đảm bảo tính phân hóa, giúp xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ ĐH, CĐ.
Đề thi kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ tiếp tục đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao. Trong đó, dự kiến tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và nâng cao 40% để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh. Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Về hình thức, đề thi môn ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; đề thi các môn ngoại ngữ có 2 phần: viết và trắc nghiệm, trong đó tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, ý kiến các giáo viên đều đề nghị đề thi phải đảm bảo được 2 mục đích của một kỳ thi, tránh hiện tượng xét tốt nghiệp THPT thì quá nặng mà ĐH, CĐ lại quá nhẹ hoặc ngược lại. Nhiều giáo viên và học sinh (HS) cho rằng, đề thi minh họa là cần thiết vì năm 2015 khi Bộ công bố đề thi minh họa, nhiều ý kiến đã góp ý về những bất cập của một số môn và sau đó Bộ đã điều chỉnh tích cực ở đề thi chính thức.
Phải đọc nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa
Đối với môn văn, ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring (Hà Nội), đề nghị phải bám sát vào mặt bằng chung về chất lượng giáo dục ở các vùng miền khác nhau, vào thời gian làm bài.
Đề thi chú trọng nhiều kỹ năng, quan tâm cả kiến thức ngữ văn lẫn hiểu biết xã hội, thời sự; đề cao khả năng tư duy, phân tích, nếu HS chỉ học tủ theo tác phẩm, văn mẫu sẽ không làm được bài. HS buộc phải chịu khó đọc nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa, học đào sâu suy nghĩ để hiểu về văn bản đó. Tuy nhiên, ông Đại cũng đề nghị, đổi mới cách ra đề thi dù muốn hay không phải bám sát với thực tiễn dạy học và đánh giá thường xuyên của các nhà trường hiện nay, khi mà việc đổi mới phương pháp còn thiếu đồng bộ và chưa thực sự thay đổi được cách dạy học đọc, chép, ghi nhớ máy móc.
Với môn địa lý, ông Vũ Quốc Lịch, giáo viên THPT Hà Nội – Amsterdam, đề nghị Bộ cần sớm công bố thí sinh có được mang Atlat vào phòng thi hay không. Tuy nhiên, ông Lịch cũng cho rằng, phần đề thi có thể sử dụng Atlat để làm bài không nên chiếm tỷ lệ nhiều vì thực tế, thí sinh rất chủ quan vì nghĩ rằng đã có Atlat. Có giáo viên chủ nhiệm khuyên HS tập trung học các môn khác còn “môn địa lý thì không sợ, bởi các em đã có Atlat”. Địa lý là môn gắn với rất nhiều kiến thức thực tiễn, đề thi nên có sự phân hóa rõ ràng, có những câu hỏi mở gắn với các vấn đề thời sự của đất nước.
Cần phân hóa rõ hơn
Với môn hóa, bà Nguyễn Minh Châu, Tổ trưởng tổ hóa Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), cho rằng đề thi môn hóa như năm 2015 là khá ổn.
Bà Châu chia sẻ: “Một đề hóa chỉ thực sự hay khi mà trong đó lồng ghép những câu đòi hỏi thí sinh phải đào sâu suy nghĩ một chút mới trả lời được. Tuy nhiên, với nội dung chương trình hiện hành và với đề thi trắc nghiệm, điều này rất khó thực hiện.
Chẳng hạn như cách hỏi trong các đề thi SAT của Mỹ. Họ đưa ra những câu hỏi lý thuyết khá hàn lâm, còn các câu hỏi thực hành lại rất cụ thể. Dĩ nhiên, nếu mình ra đề kiểu đó thì HS sẽ không làm được, đơn giản là chúng ta dạy HS tiếp cận môn hóa khác với họ. Vì thế, để có những đề hóa thật hay, có lẽ phải đợi đến khi bao giờ chúng ta dạy HS giống như cách họ dạy, thi giống kiểu của họ”.
Về môn lý, ông Dương Đức Thắng, Tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho rằng đề thi môn lý như năm ngoái là quá dễ, không đánh giá được năng lực của những HS khá giỏi cũng như không phân biệt được HS nào giỏi hơn.
Trong 50 câu, chỉ khoảng 15 câu được gọi là khó hơn, dành cho những thí sinh khá giỏi, có nguyện vọng xét tuyển ĐH. Vì lượng câu hỏi ít quá, không đủ cho HS khá giỏi thể hiện nên ranh giới giữa HS từ khá trở lên với trung bình khá là rất ít. Vì thế, nếu Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên số lượng 50 câu hỏi cho mỗi đề thi trắc nghiệm thì cấu trúc đề thi năm nay cần phải thay đổi, ít ra phải có 25 trong tổng số 50 câu hỏi dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH.
Theo ông Thắng, vẫn có thể điều chỉnh. Chẳng hạn, có thể kéo dài thời gian làm bài môn trắc nghiệm thành 120 phút để thiết kế đề thi với số lượng câu hỏi nhiều hơn, 65 – 70 câu hỏi. Trong đó, 25 câu hỏi dễ dành cho HS chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp, 35 – 40 câu hỏi dành cho HS muốn xét tuyển ĐH. Đề thi cũng sẽ chia làm 2 phần, phần 1 gồm 25 câu, phần 2 khoảng 35 – 40 câu. Các câu hỏi cũng sẽ được xáo trộn trong từng phần, chứ không phải trong cả đề thi.
Ngược lại, bà Lê Thị Thu Hương, Tổ trưởng tổ ngoại ngữ Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), đề nghị đề thi môn tiếng Anh năm nay cần phải điều chỉnh theo xu hướng tăng câu hỏi dễ, giảm câu hỏi khó xuống thì mới phù hợp với năng lực ngoại ngữ của HS đại trà.
Theo bà Hương, đề năm ngoái khá cơ bản, bám sát chương trình, nhưng do chương trình THPT môn tiếng Anh khá ôm đồm, có quá nhiều chủ đề, mục tiêu quá cao nên quá khó với phần lớn HS. Có những kiến thức chương trình đề cập không sâu, HS bình thường ít để tâm, thì đề ra khiến HS lúng túng.
Ý KIẾN
Câu hỏi mở môn địa lý nên đa dạng hơn
Nên có câu hỏi nâng cao để có sự phân hóa thí sinh cũng như làm cơ sở xét tuyển cho các trường ĐH, CĐ. Đề thi môn địa cần có sự đổi mới, nên chọn các câu hỏi mở gắn liền với sự kiện, vấn đề mới, gần gũi với cuộc sống chứ không nên cứ hỏi mãi về biển đảo như những năm qua. Cứ như vậy, HS sẽ dễ học tủ.
Một giáo viên
(Trường Trung học thực hành Trường ĐH Sư phạm)
Nâng thêm mức khó
Đề thi toán năm 2015 phần 2 câu hỏi để HS đạt điểm 8 và 9 dễ hơn hẳn so với đề thi ĐH những năm trước, nên có những HS lực học ở mức 7 – 8 điểm nhưng lại đạt điểm 8 – 9. Vì vậy, đề thi năm nay với các câu hỏi từ điểm 6 trở đi nên nâng cao thêm độ khó.
Thạc sĩ Ngô Thanh Sơn
(Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)
Chưa đánh giá được HS khá
Đề thi môn toán năm qua bất hợp lý khi chỉ phân biệt được HS có học lực trung bình với giỏi chứ không đánh giá được HS khá. Vì từ yêu cầu của đề thi cho thấy HS khá chỉ chênh với trung bình 1/2 điểm. Năm nay, Bộ cần điều chỉnh khi đưa ra yêu cầu của đề thi. Chẳng hạn, phần khảo sát hàm số nên chia thành 2 ý, trong đó ý thứ nhất dành đánh giá HS trung bình và ý thứ hai khó hơn một chút để phân loại HS trung bình và khá.
Trần Văn Toàn
(Giáo viên Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Giảm số lượng, tăng chất lượng câu hỏi môn văn
Câu hỏi phần đọc – hiểu môn văn không nên chẻ nhỏ, vụn vặt quá. Thí sinh đã là HS lớp 12 thì nên tránh đưa ra yêu cầu quá dễ như câu hỏi: Văn bản thuộc thể loại gì?… Thay vì với 8 câu hỏi như năm trước thì năm nay Bộ nên giảm số lượng nhưng tăng chất lượng câu hỏi.
Đào Huy Bình
(Giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM)
Quy định chấm thi rõ ràng hơn
Thực tế cho thấy dù 2 giám khảo chấm độc lập nhưng độ vênh nhau khá cao. Vì vậy, Bộ cần có quy định chấm thi rõ ràng và tính trung bình số bài thi/giáo viên một cách hợp lý để đảm bảo tính công bằng cho thí sinh.
Một giáo viên
(Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM)
Giảm độ khó phần đọc hiểu môn tiếng Anh
Năm nay Bộ nên giảm độ khó ở một số nội dung. Chẳng hạn, ở phần đọc đoạn văn – trả lời câu hỏi và điền từ vào đoạn văn, thí sinh năm trước phải mất khá nhiều thời gian để đọc 2 đoạn văn với nhiều từ vựng mới, khó. Vì vậy, năm nay Bộ nên điều chỉnh để những thí sinh chỉ xét tốt nghiệp hoặc không dùng môn tiếng Anh để tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ không gặp khó khăn.
Lê Thanh Tùng
(Giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM)

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *