Tham quan thư viện trường đại học nghệ thuật TAMA: Thách thức tạo nên sáng tạo

Hiện nay ở Nhật Bản, quán cafe trong các trường đại học là nơi duy nhất các sinh viên và các cán bộ nhân viên trường học có thể gặp gỡ chia sẻ với nhau. do đó câu hỏi đầu tiên người thiết kế đặt ra đó là làm thế nào có thể thiết kế được một thư viện mà tại đó có mọi người có thể cảm thấy cởi mở, thoải mái với nhau.

Thư viện của trường đại học nghệ thuật nằm tại ngoại ô thành phố Tokyo. Thư viện nằm trên một đường dốc thoải, ngay sau cổng vào chính với khu vườn trồng đầy cây cối lớn nhỏ.

Toyo Ito muốn xây dựng công trình theo độ dốc tự nhiên của triền dốc vì vậy ông phải đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và thẩm mỹ. Nhà thiết kế muốn tạo ra một không gian rộng trên mặt đất, một không gian mở có thể phục vụ mọi người khi đi qua khuôn viên trường, ngay cả khi họ không có ý định đến thư viện. KTS bắt đầu nghĩ về cấu trúc mái vòm đặt ngẫu nhiên – tạo ra cảm giác về một sàn dốc tự nhiên với cảnh quan khu vườn hòa nhập vào không gian tòa nhà đó.

Tên dự án: Thư viện trường đại học nghệ thuật TAMA
Năm xây dựng: 2007
sư: Toyo Ito
Dự án Danh mục: Văn hóa – Giáo dục
Địa chỉ: 2-1723 Yarimizu, Hachioji 192-0394, TOKYO, Nhật Bản

Thư viện tại các trường đại học có một vai trò quan trọng, đặc biệt là tại các trường đại học nghệ thuật. Đây là nơi các cán bộ nhân viên và sinh viên suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Đây cũng là nơi để mọi người đến thư giãn, suy ngẫm, tìm kiếm tài liệu và ý tưởng. Trong trường hợp này, thư viện Tama còn đóng vai trò như nguồn cảm hứng cho các công trình thư viện đại học khác tại địa phương. Điểm nổi bật của công trình là tường kính cùng khối vòm bê tông bên trong và bên ngoài tòa nhà.

Thách thức tạo nên sự sáng tạo…

Thư viện của trường đại học nghệ thuật nằm tại ngoại ô thành phố Tokyo. Thư viện nằm trên một đường dốc thoải, ngay sau cổng vào chính với khu vườn trồng đầy cây cối lớn nhỏ. Toyo Ito muốn xây dựng công trình theo độ dốc tự nhiên của trườn dốc vì vậy ông phải đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và thẩm mỹ. Fujie Kazuko – người thiết kế đồ nội thất cho thư viện mới cũng phải thiết kế riêng ghế sofa, ghế dài, giá sách cho phù hợp với bề mặt dốc của tầng một và phù hợp với lối kiến trúc của công trình.

Hiện nay ở Nhật Bản, quán cafe trong các trường đại học là nơi duy nhất các sinh viên và các cán bộ nhân viên trường học có thể gặp gỡ chia sẻ với nhau. do đó câu hỏi đầu tiên người thiết kế đặt ra đó là làm thế nào có thể thiết kế được một thư viện mà tại đó có mọi người có thể cảm thấy cởi mở, thoải mái với nhau.

Nhà thiết kế muốn tạo ra một không gian rộng trên mặt đất, một không gian mở có thể phục vụ mọi người khi đi qua khuôn viên trường, ngay cả khi họ không có ý định đến thư viện. KTS bắt đầu nghĩ về cấu trúc mái vòm đặt ngẫu nhiên – tạo ra cảm giác về một sàn dốc tự nhiên với cảnh quan khu vườn hòa nhập vào không gian tòa nhà đó.

TAMA281014-1

TAMA281014-2

Trong khuôn viên trường đại học nghệ thuật TAMA, Hachioji, Thành phố Tokyo – Nhật Bản

Điều kiện tự nhiên

Công trình nằm trong khu có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt. Sức gió trung bình 26,5mph chiếm 14% thời gian trong năm. Sức gió 26,5mph được xác định là gió mạnh – báo động đỏ tại các bờ biển địa phương. Hầu hết sức gió đi từ hướng Bắc tới hướng Nam với tần suất 1-132 giờ và từ 13,8 – 27,6 mph. Tháng 1 và tháng 12 có tần suất gió mạnh nhất.

TAMA281014-3

TAMA281014-4

 

Ý tưởng công trình

– Ý tưởng ban đầu của công trình có thể liên quan tới kiến trúc cổ tuy nhiên ý tưởng của công trình lại tới từ hình ảnh nhũ đá trong các hang động.

TAMA281014-5

Thoạt nhìn các vòm chạy dọc theo mặt đứng của thư viện chúng ta có thể liên tưởng tới những chi tiết kiến trúc cổ điển, hay kiến trúc Palazzo Rucellai. Tuy nhiên chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng Ito đã sử dụng những chi tiết cổ này theo cách rất hiện đại bằng việc kết hợp với chất liệu kính, làm cho sàn và trần xuất hiện nổi bật trong không gian mở rất thông thoáng. Các hang động ngầm dưới lòng đất mới chính là nguồn cảm hứng sáng tác cho Ito. Thử thách là làm thế nào để phân định không gian một cách tự nhiên nhất mà không sử dụng lưới cột và tường lặp đi lặp lại. Để giữ cho công trình được tự nhiên nhất, Ito thay đổi kích thước của các vòm cong, chúng sẽ trải xuống trông giống như nhũ đá trong hang động.

– Thư viện được xây dựng trên mặt đất, đi ngược với ý tưởng ban đầu.

Do gặp phải một số hạn chế về địa hình mà Ito đã không thể xây dựng thư viện chìm dưới lòng đất như ý tưởng ban đầu.

Thông tin về công trình

Hệ thống kết cấu: Thép, cấu kiện bê tông cốt thép hỗn hợp
Quy mô: 2 tầng trên mặt đất và một nửa tầng hầm
Diện tích: 159.184,87m2
Diện tích xây dựng: 2224,59m2
Tổng diện tích sàn: 639,46m2
Lưới cột là những đường cong phân tải đều cho 56 điểm giao nhau. Những điểm giao nhau được tạo bởi 166 vòm, có chiều rộng từ 1,8-16m.

Tính năng thiết kế

– Các kiến trúc sư đã quyết định giữ lại độ dốc nguyên thủy của bề mặt.
– Độ dốc đã tạo nên một kết nối liền mạch giữa không gian nội thất và không gian bên ngoài.
– Thư viện này là một trong những tòa nhà có thể nhìn thấy rõ ràng tại lối vào chính phía Bắc.
– Tầng một của thư viện như một không gian công cộng dành cho khách thăm quan. Tại đây có một trạm xe bus đối diện với thư viện.
– Khách tham quan có thể sử dụng cafe và những không gian công cộng khác mà không nhất thiết phải vào thư viện
– Tận dung môi trường tự nhiên xung quanh và lấy ánh sáng tự nhiên thông qua lớp kính bao che
– Các cây lớn cung cấp bóng mát cho không gian nội thất bên trong

Mặt bằng

Tầng 1:

TAMA281014-6

1- Lối vào hướng Bắc
2- Khu vực cafe
3- Khu vực chiếu phim
4- Khu triển lãm
5- Quầy lễ tân
6- Nơi nghỉ ngơi, thư giãn
7- khu vực chiếu video
8- Khu vực máy tính
9- Văn phòng
10- Lối vào hướng Nam

Tầng 2:

 

TAMA281014-7

1- Khu tự đọc
2 – Cầu thang
3- Khu copy in ấn
4- Khu vực làm việc
5- Quầy lễ tân
6- Khu vực máy tính
7- Khu mượn đọc
8- Khu đọc riêng
9 -10: Khu vực bàn công cộng

Vòm chịu lực

Tác động của các vòm mái mang lực

Các mái vòm đặc biệt làm từ thép tấm phủ bê tông. Tại những nút giao của vòm, KTS vấn có thể giữ cho chúng có được hình dáng cực kì thanh mảnh nhưng vẫn có thể chịu tải trọng lớn ở bên trên. Các nhịp vòm khác nhau có kích thước từ 1,8 đến 16m nhưng chiều rộng vẫn được giữ nguyên 200mm

Giao điểm của các mái vòm giúp không gian được phân chia nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và không gian xuyên suốt.

Các vòm có kích thước khác nhau chiều cao khác nhau tạo cảm giác như một hang động nhưng vẫn tràn ánh sáng tự nhiên.

Thép tấm 12mm được gia cố với gờ thép rộng, sau đó được bao phủ bằng bê tông giúp thép ít bị biến dạng và làm lớp chống cháy. Tất cả những bức tường ở đây đều là tường bê tông cốt thép dày 200mm. Tại các điểm giao nhau chúng tạo thành mặt căt ngang có bề dày 400mm.

TAMA281014-8

Phân tích mặt cắt và chịu lực của mái vòm

TAMA281014-9

TAMA281014-10

 

Thiết kế cho những trận địa chấn

TAMA281014-11

– Đất tại địa điểm xây dựng là loại đất Andosols – có ở khu vưc núi lửa, dễ bị hóa lỏng và lún nếu tiếp xúc với những rung động địa chấn. Tokyo là thành phố nằm bên cạnh đường nứt gãy ngoài biển của trái đất, vì vậy đây là nơi rất hay xảy ra động đất. Hệ thống cách ly địa chấn và hố cách ly địa chấn được sử dụng để giúp giảm tải trọng động đất.

– Thiết kế tầng hầm để giảm tải địa chấn: Hệ thống tầng hầm này sẽ giúp tòa nhà giữ được cân bằng và dịch chuyển không quá 20inch theo chiều ngang trong trường hợp có một trận động đất nghiêm trọng xảy ra.

Một số hình ảnh của công trình:

TAMA281014-12

TAMA281014-13

TAMA281014-14

TAMA281014-15

TAMA281014-16

TAMA281014-17

TAMA281014-18

TAMA281014-19

TAMA281014-20

TAMA281014-21

TAMA281014-22

TAMA281014-23

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *