Mua bán nhà đất giá rẻ và kinh nghiệm mua bán nhà đất an toàn

trong “ma trận” địa ốc hiện nay

Tuy nhiên tìm mua một căn nhà ưng ý trong ma trận hiện nay không phải là điều dễ dàng. Xin chia sẻ tới bạn đọc một số kinh nghiệm sống còn khi quyết định tìm nơi an cư hoặc để đầu tư.

560cee5c606eb_1443688028

Hiện nay các phân khúc chung cư “đã đi vào hoạt động” giá khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng trở xuống vẫn giao dịch khá tốt. Còn nhà phố với mức giá khoảng 2 tỷ trở lại, pháp lý tốt thì vẫn có nhiều khách hàng quan tâm và giao dịch.

Điều này chứng tỏ trong “cát vẫn có vàng” và những miếng vàng thực sự này đã được người mua cất công sàng lọc khá kỹ từ pháp lý ổn định, quy hoạch dịch vụ tốt, và giá cả khá hợp lý.

Tuy nhiên không phải ai ai trong chúng ta cũng có thể đãi cát tìm ra vàng và tránh được nhiều rủi ro trong thời kỳ khó khăn hiện nay.

Nên để mua một căn nhà chúng ta cần tham khảo thật kỹ trước khi quyết định, và theo tôi người bảo vệ quyền lợi người mua trước hết phải là “chính mình”.

Để sở hữu được một bất động sản ưng ý và an toàn, người mua cần tự đánh giá một số tiêu chí sau:

1. Đánh giá bản thân trước khi quyết định mua nhà

Hãy xem bạn có thực sự quyết tâm mua nhà hay chưa? Khi bạn đã quyết tâm thì bạn hãy dành một khoảng thời gian để nghiên cứu và tìm tòi để mua được căn nhà ưng ý, tránh hối hận về sau.

Mặt khác để sự lựa chọn của bạn là chính xác nhất, bạn nên xác định rõ mục tiêu của mình mua nhà là gì. Bởi khi mua nhà để ở thì tiêu chí yên tĩnh, gần trường học, chợ, bệnh viện và hàng xóm tốt là hàng đầu. Nhưng nếu mua nhà để kinh doanh thì tiêu chí đông đúc, sầm uất lại quan trọng nhất…

Ngoài ra bạn còn phải xác định cả lượng tiền mặt hợp lý nữa, nếu không bạn sẽ sa chân quá đà và vượt qua khả năng thanh toán của bạn.

2. Phân tích các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến giá trị căn nhà

Bao gồm 5 yếu tố chính:

  • Yếu tố tự nhiên

vị trí của căn nhà, hình dáng, chiều dài chiều rộng… vị trí chính là đặc điểm tồn tại duy nhất, đặc biệt mà không miếng đất nào có thể hoàn toàn giống nó. Chính nhờ nó mà căn nhà của bạn có được một điểm lý tưởng để kinh doanh hay sinh sống. Với vị trí này nó có thể đem lại giá trị sử dụng như ý bạn mong muốn hay không. Bạn hãy lưu ý điểm này.

  • Yếu tố pháp luật

Hiện nay rất nhiều người dở khóc dở cười vì yếu tố này, bạn có chắc căn nhà mình sắp mua là đã có bằng chứng sở hữu và sử dụng (giấy chủ quyền)? Cho dù có đi chăng nữa bạn cần phải xác minh tư cách pháp nhân của người bán. Đừng bao giờ bạn mua kiểu “bán hộ” và nhất là không nên mua nhà để rồi không bán được và mua đất không được xây với giá cắt cổ (đối với đất, bạn hãy xem thật kỹ nguồn gốc đất và mục đích sử dụng, đừng tin vào lời hứa suông của người bán).

  • Yếu tố Quy hoạch – Xây dựng

Trước khi quyết định mua bạn nên hỏi thăm cán bộ địa chính xã, phường nơi bất động sản tọa lạc để tìm hiểu về quy hoạch của khu vực, các chỉ tiêu về xây dựng, lộ giới… Đây là yếu tố đầy rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội, nhờ quy hoạch mà nhiều bất động sản tăng giá ào ào. Nhưng cũng bởi quy hoạch sai mà rất nhiều người gặp khó khăn ở không xong mà bán cũng không được.

  • Yếu tố xã hội

Bạn chọn được căn nhà ưng ý về vị trí, pháp lý đầy đủ với mức giá “hời” nhưng điều đó vẫn chưa đủ nếu không bạn lại phải tìm mua nhà một lần nữa bởi tiếng ồn, nguồn nước và không khí đe dọa sức khỏe bạn. Hoặc những người hàng xóm không thân thiện làm cho cuộc sống gia đình bạn luôn xa lạ với chính nơi ở của mình.

  • Và cuối cùng đó là yếu tố kinh tế

Một tài sản có giá trị vì nó tạo ra chính thu nhập cho người chủ sở hữu. Bạn nên cân nhắc hiện tại và tương lai xem căn nhà định mua sẽ đem lại cho bạn những nguồn thu nhập gì? Bao nhiêu? Và khả năng tăng giá trong tương lai nó thế nào? Dù bạn mua nhà để ở đi chăng nữa bạn cũng nên đánh giá liệu nếu bạn không mua và gửi tiền trong ngân hàng lấy lãi, rồi đi thuê một căn hộ sang trọng thoải mái thì sẽ có hơn không? Bạn hãy quan tâm nhé.

3. Yếu tố tâm lý

Sau khi mọi thứ đã ưng ý bạn hãy để ý xem tâm lý người bán, bởi mức giá họ đưa ra một phần phụ thuộc vào động cơ bán của chủ nhà và chính điều này giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được giá rẻ nhất. Tất nhiên với các chủ nhà cần bán gấp vì bất kỳ lý do gì như phá sản, cần tiền gấp thì lợi thế càng thuộc về bạn.

Đồng thời, đánh giá tâm lý và xác định động cơ người bán cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu một số rủi ro lừa đảo trong đó. Với các động cơ bán mập mờ loanh quanh, bạn nên xác định lại căn nhà mình muốn mua có yếu tố bất ổn gì trong đó không sau đó mới quyết định.

Thương lượng giá giỏi trong giá rẻ

Nếu bạn bán hay mua nhà thương lượng giá là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn sẽ phải làm. Theo NhaDatCanBan.com, thực tế cho thấy, trở thành một nhà nhương lượng giá giỏi là điều hết sức cần thiết cho mỗi người trong chung ta.

1. Một người thương lượng giá giỏi luôn có mục tiêu

Hãy bắt đầu bằng việc bạn muốn đạt được gì từ việc thương lượng? Nếu nó không mang lại điều gì có lợi cho bạn, thì tốt nhất bạn đừng thương lượng làm gì. Với bạn, để thàng công, bạn phải có cái gì đó cần chiến thắng. Khi bạn đã rõ rang về mục tiêu cần đạt được của mình, hãy luôn giữ nó ở trong đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của bạn ngay cả khi bạn gặp một người khó thương lượng.

2. Tìm hiểu, phân tích, quyết định giá bán

Một người thương lượng giá tốt luôn biết rõ mình đang làm gì? Ví dụ bạn bán một căn nhà, sẽ là không khôn ngoan nếu bạn chào giá bán quá cao so với giá bán của những địa ốc cùng loại trong địa bàn của bạn vì theo như bạn nghĩ là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Cách làm này sẽ làm cho những người mua chạy ra khỏi của nhà bạn.

Vì vậy NhaDatCanBan.com khuyên bạn đưa ra một giá bán hợp lý là rất quan trọng, bạn nên nghiên cứu kỹ giá bán thực tế của nhà đất ở khu vực gần với nhà đất của bạn hoặc bạn có thể nhờ đến dịch vụ định giá chuyên nghiệp, có được những thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa ra giá bán hợp lý cũng như trong thương lượng giá. Nó như bằng chứng rất cụ thể về việc bạn đưa ra giá chào bán hợp lý như thế nào (bạn có thể xem xét những tin rao vặt tại khu vực gần nhà đất của bạn trên NhaDatSo.com để có thông tin chi tiết).

Theo hướng dẫn của NhaDatCanBan.com để đưa ra giá bán hợp lý. Người mua sẽ rất ấn tượng với giá bạn đưa ra và cách làm của bạn, điều này cũng giúp bạn tăng thêm niềm tin vào mục tiêu của việc thương lượng giá, đạt được giá bán hợp lý nhất. Rất nhiều cuộc thương lượng giá đi vào bế tắc hay đổ vỡ, chỉ vì các bên tham gia thương lượng không biết rõ mình cần thương lượng cái gì, đâu là mức cần đạt được.

Khi bạn thương lượng, bạn nên luôn phải mềm dẻo và linh hoạt. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể thay đổi chút ít mục tiêu đặt ra trong thương lượng. Rất hiếm có cuộc thương lượng nào mà bạn đạt được tất cả mục tiêu đề ra. Vì vậy bạn phải biết đều gì bạn có thể chấp nhận nhường bước và điều gì bạn sẽ không chấp nhận.

Khi bán một căn nhà, bạn nên thành thật với người mua về tình hình chất lượng của căn nhà, can ho tra gop tốt hơn hết nên cho họ biết trước khi họ dễ dàng tìm ra. Hãy để cho họ thoải mái kiểm tra, nếu có chỗ hư hỏng nào đó mà bạn thấy hợp lý, thì chấp nhận giảm một phần nào giá cả để cùng người mua khắc phục. (Đọc tới đây có lẽ có bạn sẽ cười, kệ người mua, họ tìm ra thì mình tính sau, còn không thì khỏi nói luôn. Bạn nên nhớ là, ai cũng vậy, khi đi mua nhà đều rất kỹ càng về chất lượng nhà, giấy tờ, giá cả. Nếu họ nghi ngờ bạn không trung thực, có thể họ sẽ không quay lại nữa).

Lẽ đương nhiên, bạn sẽ dễ gặp phải những trường hợp người mua trả giá thấp, bạn đừng quá cảm tính, tỏ thái độ quá thái, điều này chỉ làm cho bạn được nhìn nhận là yếu thế trong thương lượng mà thôi. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu động cơ của người mua.

Kể cả bạn nghĩ là bạn sẽ không chấp nhận giá người mua đưa ra, bạn hãy xem xét lại giá bán của mình, cho người mua thấy cách bạn định giá căn nhà của bạn và đưa ra một giá chào bán mới thấp hơn có thể kèm theo một điều kiện ràng buộc nào đó để bù lại giá chào bán thấp hơn giá ban đầu. (Ví dụ: sau khi thương lượng giá, bên mua muốn bớt 20 triệu, bạn nên suy tính nếu có thể, bớt cho họ với điều kiện chia hai khoảng cách biệt đó, mỗi bên 10 triệu.

3. Thương lượng đa phương

Chúng ta có thể tiến hành thương lượng với hai hoặc ba đối tác cho cùng mục tiêu. Nếu ta kết thúc thương lượng với một đối tác trước, chúng ta sẽ rất lợi thế trong cuộc thương lượng tiếp theo, kể cả khi cuộc thương lượng thứ hai đi vào bế tắc, đổ vỡ cũng không sao.

4. Để tránh bị gây sức ép từ ai đó

Để duy trì thế mạnh trong kiểm soát các cuộc đàm phán, Sẽ là thông minh nếu chung ta ấn định khung cảnh đàm phán. Khi chung ta thoải mái và tự tin, sẽ dễ dàng hơn cho khởi đầu của cuộc thương lượng. Hãy nghĩ xem, bạn sẽ chọn đâu là nơi tiến hành thương lượng? bạn sẽ thương lượng với những ai? Cách nào tốt nhất để trình bày quan điểm của bạn trong môt khoảng thời gian nhất định?

Cuối cùng, chìa khóa để thành công chính là sự chuẩn bị tốt của bạn. Thái độ đúng đắn, tự tin của bạn là nguyên nhân chính tạo nên bạn là người thương lượng giỏi hay không?

7 sai lầm có thể khiến bạn “trắng tay” khi đầu tư nhà đất

 

Thứ nhất: Dốc tiền mua bất động sản theo phong trào, tâm lý đám đông hoặc quá hào hứng với các chương trình khuyến mãi “khủng”, gom hàng khối lượng lớn để được chiết khấu nhiều. Chỉ thấy cái lợi trước mắt trong khi chưa xem xét kỹ các chỉ số cơ bản: sản phẩm, tiến độ thanh toán, giá cả, hiệu quả sinh lời… là sai lầm nghiêm trọng.

Nếu đã từng hoặc đang mua nhà đất kiểu này, bạn cần phải dừng lại và giải phóng suất đầu tư càng nhanh càng tốt vì đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chôn vốn oan vào bất động sản.

Thứ hai: Đầu tư vào chu kỳ cuối của quá trình tăng trưởng ngắn hạn cũng là một lỗi cơ bản nhưng khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Điều này có nghĩa là bạn mua nhà đất khi giá đang trên đỉnh, lúc thị trường chững lại bạn phải chịu áp lực giảm giá và muốn bán có lãi phải chờ thời gian rất lâu. Khi quá trình tăng trưởng quay đầu cho chu kỳ phát triển kế tiếp sẽ khiến bạn bị chôn vốn từ trung đến dài hạn (từ 12 tháng đến vài năm) và mất đi rất nhiều chi phí cơ hội.

Thứ ba: Mua nhà đất nhưng không xem xét giá trị sử dụng. Khi đầu tư bạn nên tính đến những đặc điểm và giá trị sản phẩm dành cho người có nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: mua để ở, cho thuê, sử dụng toàn phần hay một phần, mua làm của để dành hoặc chờ cơ hội tăng giá… đều có cách chọn hàng hóa khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của bất động sản là hướng đến đối tượng sử dụng cuối cùng. Giá trị gia tăng của bất động sản phụ thuộc vào yếu tố này rất lớn. Do đó, nếu chưa tính đến giá trị sử dụng của bất động sản thì đừng vội gom hàng, vì gần như chắc chắn dòng tiền sẽ bị ghim lại rất lâu.

Thứ tư: Dùng quá nhiều đòn bẩy tài chính. Đây là sai lầm kinh điển của các nhà đầu tư bất động sản trong 8 năm khủng hoảng vừa qua. Tỷ lệ vay vốn khi đầu tư vào bất động sản cao (từ khoảng 50 – 80%) nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả lãi và vốn gốc. Nếu như thanh khoản kém nhà đầu tư sẽ mất dần lợi nhuận theo thời gian khi bị thâm hụt dòng tiền vì phải trả lãi ngân hàng, thậm chí phải bán tháo bất động sản với giá thấp. Có thể dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ vay vốn cao khi nhà đầu tư kiểm soát được đầu vào và đầu ra, nên làm cho từng thương vụ chứ không phải là xu hướng.

Thứ năm: Đón sóng bất động sản quá sớm. Sai lầm này biểu hiện qua việc nhà đầu tư xác định sai tiềm năng bất động sản của một khu vực và dốc cả núi tiền để đón một cơn sóng chẳng biết bao giờ xuất hiện. Mua nhà đất không tạo ra giá trị gia tăng hoặc tiềm năng phát triển khu vực quá chậm sẽ chôn vùi dòng vốn của bạn. Để tránh sai lầm này, nhà đầu tư cần phải thực địa, khảo sát bản chất của đô thị là cơ sở hạ tầng, tiện ích, và mật độ dân cư. Lưu ý chỉ khi hội tụ được ba yếu tố này giá trị bất động sản mới được đảm bảo.

Thứ sáu: Mua nhà đất có giá trị quá lớn so với tiềm lực tài chính và kỳ vọng bán nhanh kiếm lãi. Những trường hợp liều lĩnh này thường xuất hiện phổ biến với đối tượng đầu cơ bất động sản. Nguồn vốn đầu tư không đủ, quỹ dự phòng quá ít, không thể thanh toán kịp tiến độ trong khi mãi lực thị trường còn thấp dẫn đến áp lực phải bán rẻ, hoặc thanh lý hợp đồng sớm.

Thứ bảy: Dồn trứng vào một rổ hay đánh cược một mẻ lớn được ăn cả ngã về không. Đây là sai lầm được khuyến cáo cần phải tránh ở hầu như tất cả các kênh đầu tư, không riêng gì bất động sản. Thế nhưng, do giá trị tài sản (nhà đất) quá lớn, một khi đã dồn tất cả cá vào một rọ thì lúc thị trường khó khăn không thể tháo chạy kịp. Điều này hạn chế tính thanh khoản và tập trung rủi ro về một mối. Do đó, cách đầu tư bất động sản khôn ngoan là phải phân tán danh mục đầu tư, đa dạng hóa các khối tài sản này ở nhiều loại hình, phân khúc, khu vực, vị trí khác nhau.

Muabannhanhnhadat.com hy vọng một số kinh nghiệm nêu trên sẽ các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi muốn mua bán cũng như giúp các bạn sẽ biết cách tránh những sai lầm để đầu tư nhà đất làm sao cho hiệu quả, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *